Thị trường tiếp tục xu hướng điều chỉnh trong 2020, doanh nghiệp bất động sản gom “của để dành”

(PLVN) - Sự điều chỉnh mạnh mẽ trên thị trường bất động sản (BĐS) gần 2 năm trở lại đây được nhận định là thách thức với các chủ đầu tư nhỏ lẻ, nhưng lại mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp quy mô, sở hữu quỹ dự án dồi dào cũng như hệ sinh thái đầu tư đồng bộ.

Năm 2020, thị trường BĐS được dự báo sẽ khởi sắc hơn so với 2019 khi nhiều vấn đề pháp lý được tháo gỡ, đặc biệt trong phân khúc condotel. Bên cạnh đó, các yếu tố tích cực như: kinh tế vĩ mô ổn định, dòng vốn FDI vào BĐS tăng cao hay xu hướng đầu tư lan rộng trên nhiều tỉnh thành tiềm năng cũng được xem là những trợ lực lớn cho thị trường này trong thời gian tới.

Xu hướng điều chỉnh và sàng lọc diễn ra mạnh mẽ, khi người mua có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp uy tín, vốn được đảm bảo bởi năng lực tài chính, kinh nghiệm phát triển và đầu tư trong quá khứ cũng như “của để dành” là quỹ dự án dồi dào trong hiện tại và tương lai.

Vinhomes (VHM)

Công ty con của Tập đoàn Vingroup là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển BĐS trung - cao cấp với thị phần lên tới 22% tại Việt Nam.

Vinhomes hiện đang triển khai 3 dự án quy mô lớn là Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grandpark. Công ty cổ phần chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định 3 dự án này có thể đem về tới 264.000 tỷ đồng doanh thu cho công ty.

Các dự án mới liên tục được triển khai giúp Vinhomes giữ vững được thị phần

Các dự án mới liên tục được triển khai giúp Vinhomes giữ vững được thị phần
 

Trong giai đoạn 10 - 15 năm tới, Vinhomes có kế hoạch triển khai khoảng 20 dự án mới tại Hà Nội, TP.HCM, các thành phố du lịch trọng điểm và các khu vực có tiềm năng tăng trưởng như Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa. Các dự án mới liên tục được triển khai giúp Vinhomes giữ vững được thị phần và đảm bảo tăng trưởng doanh thu lợi nhuận, theo KBSV.

FLCHomes (FHH)

FLCHomes là thương hiệu BĐS chủ lực đến từ hệ sinh thái của Tập đoàn FLC. Doanh nghiệp gây chú ý bởi đặc quyền kinh doanh, phân phối hơn 300 dự án do FLC xúc tiến đầu tư trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Quỹ sản phẩm này có thể đáp ứng cho khả năng cung ứng và vận hành của FLCHomes tới năm 2030, theo lãnh đạo FLCHomes.

Mảng đầu tư phát triển dự án của FLCHomes được Công ty Chứng khoán MB (MBS) đánh giá là tiềm năng lớn với khoảng 10 dự án cao cấp đang được xúc tiến, tổng doanh thu ước tính trên 28.000 tỷ đồng. Điểm chung của các dự án là đều nằm ở vị trí đắc địa, đang hoàn thiện pháp lý và sở hữu tiềm năng sinh lời ngay từ 2020.

FLCHomes có đặc quyền kinh doanh, phân phối hơn 300 dự án do FLC xúc tiến đầu tư
  FLCHomes có đặc quyền kinh doanh, phân phối hơn 300 dự án do FLC xúc tiến đầu tư

Ở mảng vật liệu, thiết bị xây dựng, doanh nghiệp này có công ty con chuyên trách với doanh thu ước tính gần 2.000 tỷ/năm. FLCHomes có thể tận dụng quan hệ mật thiết với hệ sinh thái của FLC để thúc đẩy các mảng kinh doanh này, từ đó góp phần tối ưu hoá các toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh của hệ sinh thái nói chung.

Kế hoạch 5 năm tới, FLCHomes đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 46% và 60%. Lãi trước thuế năm 2019 dự kiến 220 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng đang xúc tiến kế hoạch niêm yết ngay trong đầu năm 2020, với giá chào sàn dự kiến bước đầu là 35.000 đồng/cổ phiếu.

Novaland (NVL)

Novaland có quỹ đất tích luỹ theo công bố là khoảng 4.900ha, được phát triển theo 03 dòng sản phẩm chính: BĐS trung tâm tại TP.HCM, BĐS khu đô thị vệ tinh tại các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai và BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại các thành phố có tiềm năng du lịch lớn. Quỹ đất này có thể đảm bảo cho công ty phát triển trong 10 năm, theo đại diện của Novaland.  Riêng tại TP.HCM, Novaland đang sở hữu hơn 40 dự án nhà ở.

Mới đây, Tập đoàn này gây chú ý với giới đầu tư khi huy động được khoản vay quốc tế hơn 500 triệu USD. Trước đó, năm 2018, Novaland cũng đã huy động đến 520 triệu USD, từ các đối tác như Credit Suisse, Standard Chartered, cũng như các hoạt động huy động khác.

TTC Land (SCR)

Theo các thông tin mới nhất được công bố, quỹ đất chưa phát triển mà TTC Land đang sở hữu lên tới gần 1.754 ha, trong đó khu công nghiệp, nghỉ dưỡng, dân dụng chiếm khoảng 89% còn thương mại - văn phòng, kho vận khoảng 11%.

Quỹ đất này hiện đang tập trung chủ yếu tại Tây Ninh, Kiên Giang, Long An, Tp.HCM và Đồng Nai; hầu hết đều là những thị trường BĐS có tăng trưởng hấp dẫn, đặc biệt trong thu hút FDI.

Đến nay, TTC Land đã hoàn thành và bàn giao ra thị trường 15 dự án với 6.459 sản phẩm, chiếm 50% tổng số sản phẩm trong danh mục bàn giao và đang phát triển của công ty, trong 15 năm hoạt động.

Nam Long (NLG)

Nằm trong top đầu các doanh nghiệp BĐS sở hữu quỹ đất nhà ở lớn nhất Việt Nam, Nam Long đang có 681,3ha đất đã có "sổ đỏ", tập trung tại Long An, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Hải Phòng, Hà Nội.

Nam Long đặt mục tiêu tăng trưởng 10 - 20ha mỗi năm thông qua phát triển quỹ đất ở khu vực phía Nam như TP. HCM, Đồng Nai, Long An, đồng thời “lấn sân” sang Hà Nội, Hải Phòng nhằm mở rộng mạng lưới.

Trong bối cảnh quỹ đất ở TPHCM ngày càng hạn hẹp, xu hướng mở rộng phát triển bất động sản về các địa phương vệ tinh (Long An, Đồng Nai, Bình Dương...) là lựa chọn tất yếu. Các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn như Nam Long sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch và mở rộng này. Việc tiếp tục tiến hành phát triển dự án theo hình thức liên doanh cổ phần sẽ giúp Nam Long giảm thiểu bớt những rủi ro về chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản nhờ giảm áp lực vay vốn để đầu tư dự án.

Công bố mới đây, Nam Long cho biết giai đoạn cuối 2019 - 2021 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của công ty với số căn hộ bàn giao gấp 3 lần giai đoạn 2015 - 2018. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 25% - 30% trong 3 năm tới.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.