Thế giới trước nguy cơ đói khát do đại dịch COVID-19

Liên hợp quốc cảnh báo đại dịch virus corona có thể đe dọa nguồn cung thực phẩm toàn cầu. Ảnh: CNN
Liên hợp quốc cảnh báo đại dịch virus corona có thể đe dọa nguồn cung thực phẩm toàn cầu. Ảnh: CNN
(PLVN) - Khi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp trên toàn cầu phải tạm dừng hoạt động, các quốc gia phải phong tỏa, sự gián đoạn đang đe dọa cắt đứt chuỗi cung ứng và làm tăng sự mất an ninh lương thực trên toàn cầu.

Theo CNN, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo được công bố vào cuối tháng trước, hiện tại hàng hóa tại các siêu thị vẫn còn tồn kho. Nhưng một cuộc khủng hoảng do đại dịch kéo dài có thể nhanh chóng gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng thực phẩm - một mạng lưới tương tác phức tạp liên quan đến nông dân, đầu vào nông nghiệp, nhà máy chế biến, vận chuyển, bán lẻ và nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là sự khan hiếm thực phẩm - ít nhất là chưa xảy ra vào thời gian này. Thay vào đó là các biện pháp quyết liệt của thế giới với đại dịch.

Đóng cửa biên giới, hạn chế di chuyển và gián đoạn hoạt động của ngành vận tải và hàng không đã khiến việc sản xuất thực phẩm và vận chuyển hàng hóa quốc tế trở nên khó khăn hơn, khiến các quốc gia có ít nguồn thực phẩm thay thế rơi vào nguy cơ cao thiếu thực phẩm trong tương lai.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển ngày 25/3 cho biết, hàng ngàn tàu bay đang "nằm im" ở các sân bay và cảng đã đóng cửa. Cùng với đó là các container thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm khác ùn lại đường băng và kho.

Một bức thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo thế giới từ các nhà khoa học, chính trị gia và các công ty như Nestle và Unilever đăng trên trang của Liên minh Thực phẩm và sử dụng đất đai (FOLU) ngày 9/4 đề nghị: "Chính phủ, các doanh nghiệp và các cơ quan quốc tế cần phải hành động khẩn cấp, phối hợp để ngăn chặn đại dịch COVID-19 gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực và nhân đạo toàn cầu"

Ủy ban Liên hợp quốc về An ninh lương thực thế giới (CFS) cũng đã cảnh báo trong một bài báo tháng trước về sự bất ổn tăng cao trong việc cung cấp thực phẩm toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến hầu hết người nghèo nhất.

Ngay cả các công ty và tổ chức tư nhân đã kêu gọi hành động ngay lập tức để giải quyết những đe dọa về thảm họa thiếu thực phẩm, dù chưa rõ ràng. 

Liên Hợp Quốc hiện đang kêu gọi các nước bị ảnh hưởng thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong nước, cũng như hợp tác ở cấp độ toàn cầu để bảo vệ nguồn cung thực phẩm.

"Chính phủ có thể bảo vệ công dân của họ bằng cách huy động các ngân hàng thực phẩm, hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, thiết lập dự trữ lương thực khẩn cấp và thực hiện các bước để bảo vệ nông dân", FAO cho biết.

Hợp tác quốc tế và thương mại toàn cầu mở cũng là cách giải quyết. Theo Báo cáo trên, Chính phủ nên loại bỏ các hạn chế xuất khẩu và thuế nhập khẩu trong thời gian này. Các nước nghèo hơn không đủ khả năng chi trả các gói kích thích và giải cứu nông nghiệp nên tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế.

Báo cáo của FAO cho biết, "Thế giới đã hết sức chuẩn bị cho đại dịch... Nhưng bằng cách giữ cho các bánh răng của chuỗi cung ứng di chuyển và tích cực tìm kiếm sự hợp tác quốc tế để giữ cho thương mại mở, các quốc gia có thể ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực và bảo vệ những người dân dễ bị tổn thương nhất."

Trước khi dịch virus corona bùng phát, mất an toàn thực phẩm đã là một vấn đề nghiêm trọng. Hơn 820 triệu người (trung bình cứ 9 người thì có 1 người) không đủ ăn. Trong số này, 113 triệu người đang phải đối phó với nạn đói nghiêm trọng đến mức gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với cuộc sống và sinh kế.

Tác động kinh tế của đại dịch sẽ khiến những con số này tăng lên. Các nhóm dễ bị tổn thương nhất là người nghèo ở thành thị, cư dân ở vùng sâu vùng xa, người di cư, người làm việc không chính thức, người dân ở các khu vực xung đột và các nhóm dễ bị tổn thương khác.

Như Liên minh toàn cầu về cải thiện dinh dưỡng gần đây đã lưu ý, những người suy dinh dưỡng với khả năng miễn dịch bị tổn thương có nhiều nguy cơ hơn và dễ bị nhiễm virus corona.

("Đảm bảo an ninh lương thực trong kỷ nguyên của COVID-19" đăng trên trang Syndicate ngày 1/4/2020)

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.