Thế giới tôn vinh Ngày của Mẹ trong bối cảnh đại dịch

(PLVN) - Ngày Quốc tế của Mẹ vốn là ngày lễ lớn ở nhiều quốc gia nhưng trong bối cảnh Covid-19 đang hoành hành, diễn biến phức tạp, cách tôn vinh ngày lễ đặc biệt này cũng sẽ phải thay đổi.

Mỗi quốc gia có một cách riêng để tôn vinh mẹ 

Hàng năm, các quốc gia trên thế giới đều dành ra một ngày lễ đặc biệt để tôn vinh, biết ơn, tưởng nhớ công lao của những người mẹ. Thậm chí tại một số quốc gia, đây còn là truyền thống lâu đời đi kèm với những lễ hội rộn ràng, đậm đà bản sắc văn hoá. Ví dụ ở Mexico, các nhà thờ tổ chức một thánh lễ đặc biệt để tôn vinh trong Ngày của Mẹ. Nghi thức này thường diễn ra ngay sau bữa ăn sáng cộng đồng. Một số gia đình còn thuê một ban nhạc Mariachi để đánh thức mẹ của họ vào buổi sáng bằng một bài hát về mẹ. 

Lễ hội Durga Purga của người theo đạo Hindu tại Ấn Độ có ý nghĩa tôn vinh mẹ.
 Lễ hội Durga Purga của người theo đạo Hindu tại Ấn Độ có ý nghĩa tôn vinh mẹ.

Đất nước Ấn Độ hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến chống dịch Covid-19 nhưng dù vậy, những người con xứ này vẫn sẽ nhớ về mẹ mình trong dịp lễ đặc biệt này. Trong khi một số vùng của Ấn Độ kỷ niệm Ngày của Mẹ theo lịch của Hoa Kỳ, tức ngày chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 5; thì những người theo đạo Hindu ở Ấn lại kỷ niệm Ngày của Mẹ cùng với lễ hội về nữ thần Durga vào tháng 10. Lễ hội Durga Purga thường kéo dài 10 ngày, nhấn mạnh rằng cài thiện được nuôi dưỡng để chiến thắng cái ác, trong đó công lao của những người mẹ rất to lớn. Trong ngày lễ này, người theo đạo Hindu thường trao đổi quà tặng với nhau để kỷ niệm. 

Mặt khác, người dân Ethiopia thường tổ chức Lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày cho mẹ. Họ còn có một lễ hội đặc trưng được gọi là “Antrosht”. Trong Ngày của Mẹ, những người mẹ trong gia đình sẽ nấu một bàn tiệc truyền thống từ những nguyên liệu mà con cái mình chuẩn bị, thường bao gồm thịt cừu, bơ, gia vị, pho mát và rau. Sau khi mọi người thưởng thức bữa ăn, các bà mẹ và con gái sẽ thoa bơ lên mặt nhau theo nghi thức. Thời gian còn lại của buổi tối, các gia đình sẽ ca hát và khiêu vũ với nhau.  

Tại Brazil, Ngày của Mẹ là một ngày lễ lớn. Theo đó, việc chuẩn bị bắt đầu vài ngày trước ngày này, mà người dân Brazil gọi là “Dia das Mães”. Các nhà hàng, cửa tiệm và gia đình đều chuẩn bị trước các món ăn, quà tặng, trang trí,… để tổ chức lễ kỷ niệm cho những người mẹ trong gia đình một cách tận tâm nhất, để bày tỏ sự biết ơn với những người phụ nữ đặc biệt này trong cuộc đời mỗi con người.

Cách tổ chức ở nước Đức có phần tương đồng với Canada và Mỹ, người dân treo lên cửa vòng hoa cẩm chướng với nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện tình yêu và lòng kính trọng đối với mẹ của họ. Họ cũng có thể dành tặng cho mẹ những bó hoa cẩm chướng tươi thắm cùng với một món quà ý nghĩa. Theo tục lệ, hoa cẩm chướng màu đỏ dành cho tất cả những người mẹ còn sống, còn hoa cẩm chướng màu trắng được mặc để tôn vinh tất cả những người mẹ đã qua đời.

Ngày của Mẹ được tôn vinh trên toàn thế giới.
Ngày của Mẹ được tôn vinh trên toàn thế giới.

Đất nước Nhật Bản lại không quá chú trọng đến việc tặng quà bằng vật chất như người phương Tây nhưng người dân xứ sở mặt trời mọc vẫn thường tặng hoa cho mẹ mình vào ngày này, chủ yếu là hoa cẩm chướng. Đáng nói, một số người Nhật Bản tin rằng ngày lễ kỷ niệm dành cho mẹ đã bắt đầu được tổ chức từ thời kỳ Chiêu Hoà (1926 – 1968). Trong khi đó, một số nhà truyền giáo cho rằng ngày lễ này được bắt đầu bởi những người theo Thiên chúa giáo. Dù với niềm tin như thế nào, ngày lễ này cũng được rất nhiều người dân quốc đảo này hưởng ứng, để làm một điều gì đó đặc biệt cho mẹ vào ngày này.

Ở một diễn biến khác, tuỳ thuộc vào từng khu vực, người Peru kỷ niệm Ngày của Mẹ theo một cách thức riêng. Tại đất nước này, ngày kỷ niệm cho những bà mẹ cũng là ngày lễ lớn, thậm chí có thể kéo dài cả tuần. Các hoạt động bao gồm từ những bữa tiệc từ trưa đến tối đến các chuyến đi chơi dã ngoại của riêng từng gia đình cùng các buổi biểu diễn nghệ thuật trang trọng do chính phủ, doanh nghiệp tổ chức. Trong Ngày của Mẹ, các bà mẹ được miễn phí vào cửa nhiều điểm đến. Với những người mẹ đã qua đời, người Peru cũng có thói quen đến nghĩa trang cùng đồ uống, thức ăn và nguyện cầu những điều tốt lành với những người mẹ, người bà, người vợ thân yêu quá cố.

Hàng năm trước đại dịch Covid-19, để kỷ niệm Ngày của Mẹ, nhiều hoạt động tôn vinh được tổ chức sôi nổi trên khắp đất nước Philippines. Thông thường, nghi thức kỷ niệm ở hầu hết các gia đình là chiêu đãi các bà mẹ một bữa ăn thật ngon miệng và dành thời gian còn lại trong ngày để đưa mẹ họ đến những địa điểm họ yêu thích hoặc làm những điều mà họ mong muốn. Đáng nói, ở Philippines, tất cả các thành viên nữ trong gia đình đều được tổ chức và tôn vinh vào Ngày của Mẹ, đó là bà, chị, em, cô, dì. Đây là một cơ hội tuyệt vời để mọi người được bày tỏ sự trân trọng với những người mẹ xung quanh mình.  

Thích nghi với bối cảnh đại dịch bệnh 

Ngày của Mẹ vốn là một ngày lễ lớn của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên năm nay ngày lễ này sẽ không được tổ chức hoành tráng bởi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Dù vậy, vẫn có rất nhiều cách thức để tôn vinh những người mẹ, vừa phù hợp với bối cảnh chung vừa không làm mất đi giá trị tôn vinh sâu sắc.  

Tại Mỹ, hầu hết các bà mẹ chia sẻ trong ngày của mình, họ đơn giản chỉ muốn kết nối với con cái nhiều hơn và được dành thời gian cho gia đình nhiều nhất có thể. Điều này có thể khó khăn hơn đối với những gia đình ở xa nhau tại những đất nước có dịch Covid-19 đang hoành hành phức tạp như Ấn Độ. Dù vậy, nếu không gặp được trực tiếp, điện thoại và trò chuyện qua video trực tuyến cũng là lựa chọn phù hợp. Gọi một cuộc điện thoại dài hoặc tổ chức một “buổi biểu diễn nhỏ” qua màn hình máy tính có thể mang đến tiếng cười cho những người mẹ, khiến họ cảm thấy gần gũi hơn với con cái, dù khoảng cách có xa xôi đến mấy.

Còn nếu đang ở chung nhà với mẹ, nhiều người con có thể làm những hoạt động ý nghĩa tại gia để thể hiện lòng biết ơn và tình yêu thương của mình. Đó có thể là những việc giản đơn hàng ngày trong nhà như nấu ăn, dọn dẹp, lau rửa, giặt giũ… để các mẹ có được một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa. Hoặc như truyền thống tại Anh, những đứa con trong nhà luôn nướng một chiếc bánh cho mẹ của họ vào Ngày của Mẹ. 

Ngày lễ là dịp để mọi người bày tỏ lòng trân trọng, thương yêu với những người mẹ xung quanh mình.
 Ngày lễ là dịp để mọi người bày tỏ lòng trân trọng, thương yêu với những người mẹ xung quanh mình.

Nhiều trang website ở Hoa Kỳ đã cung cấp rất nhiều sáng kiến để người dân có thể tổ chức ngày tôn vinh mẹ ngay tại gia, phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Theo đó, những ý tưởng được người đọc hưởng ứng nhiều nhất bao gồm: Làm vườn và trang hoàng lại khu vườn của mẹ; trang trí cửa ra vào bằng những loại hoa có ý nghĩa đặc biệt với mẹ; nấu ăn cho mẹ thay vì ra nhà hàng; xem một bộ phim hoặc chương trình truyền hình nào đó cùng nhau thay vì đến rạp chiếu phim; tạo ra những tác phẩm nghệ thuật về mẹ như video, bài nhạc, bản vẽ. Kèm theo đó, rất nhiều dịch vụ chuyển phát quà, chuyển đồ ăn, dọn sân vườn, trang trí,… cũng đã tung ra những gói quà kèm ưu đãi giá hấp dẫn để người dân nước này có thể dành thời gian ý nghĩa nhất đối với những người mẹ của mình. 

Có thể thấy, dịch bệnh bùng phát là nguyên nhân chính khiến toàn bộ các lễ hội ở những nơi có dịch phải dừng lại. Tuy vậy, người dân các quốc gia vẫn có rất nhiều  cách thức khác nhau để tôn vinh ngày lễ đặc biệt dành cho mẹ của họ. Đôi khi đó chỉ là những hành động nhỏ bé nhưng lại mang nhiều tâm tư, tình cảm của người thực hiện. 

Đáng nói, năm 2020, cũng trong giai đoạn đại dịch, Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia ở thành phố Melbourne đã chiếu hình ảnh của các bà mẹ và những người phụ nữ đang mang thai lên mặt trước của tòa nhà nhân Ngày của Mẹ. Buổi trình diễn ánh sáng này nhằm gửi thông điệp về tình yêu và tình đoàn kết đến các bà mẹ trên khắp thế giới.

Còn tại Mexico, các ban nhạc Mariachi thường đến thăm và biểu diễn tại nhà của những người mẹ được đổi sang biểu diễn tại Quảng trường Garibaldi của thủ đô, để người dân có thể đến ghi hình và gửi tới những người mẹ của mình. Đó là những “biến tấu” truyền thống ngày của mẹ để phù hợp với cuộc khủng hoảng đại dịch bệnh toàn cầu. Tất nhiên, chúng ta cũng sẽ mong chờ những sáng kiến như vậy vào Ngày của Mẹ năm nay. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.