Thầy giáo đấm học sinh lớp 1 chảy máu mũi trong giờ học

Thầy giáo đấm học sinh lớp 1 chảy máu mũi trong giờ học
Cháu bé học sinh lớp 1 cởi áo khoác trong lớp thì bị thầy giáo đấm vào mặt, bị chảy máu mũi phải vào viện.

Ngày 13/4, bà Hoàng Thị Bích Trâm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) cho biết, đã nhận được báo cáo của Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Ea Wer, Buôn Đôn) về việc thầy Nguyễn Hữu Hà (SN 1968, dạy tại phân hiệu thôn 9, xã Ea Wer) đánh học sinh phải nhập viện điều trị.

Theo đó, thầy Hà bị phụ huynh tố đánh vào mặt em H.B.N (học sinh lớp 1G, Trường Tiểu học Nguyễn Du) trong giờ học khiến em này bị thương.

Thầy giáo đánh học sinh,bạo lực học đường,Đắk Lắk
Trường Tiểu học Nguyễn Du nơi ông Nguyễn Hữu Hà công tác và bị tố đấm vào mặt học sinh

Bà Triệu Thị Ngọc Nga (SN 1987, trú thôn 9, xã Ea Wer, mẹ cháu H.B.N) phản ánh, vào sáng thứ 3 ngày 10/4, cháu Nguyên đi học về nói đau đầu và đau ở mũi. Ăn cơm xong, cháu Nguyên bị nôn ói và tiếp tục kêu đau.

Gia đình gặng hỏi nguyên nhân bị đau thì cháu N. kể bị thầy Hà véo tai, đấm vào mặt làm chảy máu mũi.

Gia đình đưa cháu N. vào BV Đa khoa huyện Buôn Đôn thăm khám, điều trị. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị chấn thương vùng mũi.

Bà Nga cho biết, trưa 12/4, thầy Hà có đến nhà hỏi thăm tình hình sức khỏe của cháu Nguyên. Tại đây, gia đình có hỏi thầy Hà nguyên nhân đánh cháu bé thì được giải thích, do cháu Nguyên cởi áo trong giờ học nên thầy có véo tai chứ không đánh.

Theo bà Nga, ông Hà nói rằng, khi ông cởi áo ra cho cháu Nguyên thì mặt cháu đụng vào người thầy rồi chảy máu mũi.

Thầy giáo đánh học sinh,bạo lực học đường,Đắk Lắk
Chị Triệu Thị Ngọc Nga phản ánh việc con trai bị thầy giáo đánh chảy máu mũi phải vào viện điều trị

“Hiện sức khỏe cháu đã tạm ổn định nhưng tinh thần còn hoảng loạn, sợ không muốn đi học. Thầy Hà không thừa nhận việc đánh cháu N. nên gia đình làm đơn tố cáo gửi công an xã và nhà trường để làm rõ” - mẹ cháu N. bức xúc.

Bà Bùi Thị Cẩm, Chủ tịch công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Du xác nhận, ngày 11/4, phụ huynh cháu N. đã đến trường phản ánh việc thầy Hà đánh học sinh chảy máu mũi.

Theo bà Cẩm, sau khi tiếp nhận thông tin, nhà trường đã cử người đến bệnh viện thăm hỏi sức khỏe học sinh bị đánh, động viên gia đình và tiến hành xác minh sự việc.

“Qua xác minh, các em học sinh lớp 1G cho biết vào sáng ngày 10/4, em N. có cởi áo thể dục trong lớp, sau đó thầy Hà xuống xách tai rồi đánh vào mũi” -  bà Cẩm thông tin.

Cũng theo bà Cẩm, khi nghe cháu N. khóc, cô Phượng (giáo viên dạy môn Mỹ thuật) ở lớp bên cạnh chạy qua thấy cháu N. chảy máu mũi nên đã lấy giấy lau máu cho cháu bé.

Thầy giáo đánh học sinh,bạo lực học đường,Đắk Lắk
Bà Hoàng Thị Bích Trâm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn (bên trái) xác nhận sự việc và cho biết đang xin ý kiến chỉ đạo từ UBND huyện để xử lý thầy giáo đánh học sinh

Bà Cẩm cho biết, nhà trường đã điện thoại mời thầy Hà lên làm việc nhưng không được.

“Trường đã gửi giấy mời cho thầy Hà, hẹn thứ 2 tuần tới phải có mặt tại trường để làm việc” - bà Cẩm cho hay.

Bà Cẩm cũng cho biết, thầy Hà thường xuyên bỏ dạy không lý do, đến nay đã bỏ dạy 36 ngày, 1 buổi.

“Trước vi phạm của thầy Hà, hội đồng kỷ luật nhà thường đã họp và đưa ra mức kỷ luật buộc thôi việc đối với thầy Hà và đang chờ ý kiến cấp trên” - bà Cẩm cho biết thêm.

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn cũng xác nhận, thầy Hà là người thương xuyên bỏ lớp, bỏ giờ dạy không lý do.

Theo Phòng GD&ĐT huyện, năm 2000 thầy Hà là Phó hiệu trưởng Trường Bùi Thị Xuân. Năm 2008, thầy Hà bị kỷ luật chuyển xuống làm giáo viên tại Trường Hoàng Văn Thụ. Tiếp đó, ngày 1/2/2008 thầy Hà lại bị kỷ luật chuyển xuống làm nhân viên văn thư tại Trường Tiểu học Nguyễn Du. Đến năm 2011, thầy Hà được chuyển từ nhân viên lên giáo viên và được phân công giảng dạy tại phân hiệu thôn 9, xã Ea Wer.

Bà Hoàng Thị Bích Trâm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn cho biết, đã có báo cáo gửi UBND huyện, xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý đối với thầy Hà về các sai phạm trong công tác cũng như việc đánh học sinh.

    Tin cùng chuyên mục

    Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)

    “Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

    (PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

    Đọc thêm

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra quy định dạy thêm, học thêm

    Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
    (PLVN) - Liên quan đến những vấn đề thông tin báo chí phản ánh về quy định dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về các vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

    Dự án Luật nhà giáo: Luồng gió mới với ngành Giáo dục

    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
    (PLVN) - Năm 2025 có thể sẽ là một năm đáng nhớ với hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước, khi dự án Luật Nhà giáo có thể được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) về vấn đề này.

    Tự hào khi tiếng Việt được giảng dạy ở xứ người

    Các sứ giả tiếng Việt được vinh danh tại Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương vừa qua. (Ảnh: PV)
    (PLVN) - Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao ở các nước, qua đó, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa

    Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa
    (PLVN) -  Cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh THPT thể hiện tài năng hùng biện - tranh biện và tình yêu với môi trường mà còn là hành trình đầy ý nghĩa với chính thầy cô giáo của các em - những người đồng hành thầm lặng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cả về tư duy lẫn kỹ năng.