Thanh Thuỷ (Phú Thọ) phát triển tiềm năng du lịch vốn có theo hướng bền vững

Nguồn khoáng nóng quý hiếm, tạo điều kiện giúp huyện Thanh Thuỷ phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn chất lượng (Ảnh: Ngọc Phúc)
Nguồn khoáng nóng quý hiếm, tạo điều kiện giúp huyện Thanh Thuỷ phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn chất lượng (Ảnh: Ngọc Phúc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên phong phú và di sản lịch sử văn hóa lâu đời, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện phát triển du lịch bền vững làm trọng điểm, mang lại lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn cho cộng đồng và môi trường.

Nằm dọc theo tả ngạn sông Đà, đối diện với non thiêng Ba Vì, huyện Thanh Thủy chứa đựng một kho tàng vô giá các di tích lịch sử và văn hóa, bao gồm cả vật thể và phi vật thể, được kết tinh từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bên cạnh đó, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nguồn khoáng nóng quý hiếm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Hiện tại, huyện Thanh Thuỷ có 8 đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sinh thái. Trong đó, các địa điểm như Khu Du lịch Đảo Ngọc Xanh, Vườn Vua Resort & Villas, Bamboo Resort và Tre Nguồn Resort đều đem lại ấn tượng mạnh mẽ cho du khách. Với diện tích gần 65ha, Khu Du lịch Đảo Ngọc Xanh đặc biệt thu hút du khách bởi sự phong phú của quần thể du lịch sinh thái, bao gồm các khu vui chơi giải trí, công viên nước, khu nghỉ dưỡng, cơ sở vật lý trị liệu và các nhà hàng phong phú với ẩm thực đa dạng, mỗi ngày, nơi đây đón khoảng 3.000 lượt du khách.

Ngoài du lịch nghỉ dưỡng, huyện Thanh Thuỷ cũng chú trọng vào việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa (Ảnh: Ngọc Phúc)

Ngoài du lịch nghỉ dưỡng, huyện Thanh Thuỷ cũng chú trọng vào việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa (Ảnh: Ngọc Phúc)

Ngoài du lịch nghỉ dưỡng, huyện Thanh Thuỷ cũng đang chú trọng vào việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Với 36 di tích lịch sử văn hóa đa dạng và phong phú, Thanh Thủy đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá và trải nghiệm văn hóa, tâm linh. Để giúp du khách có một hành trình du lịch đầy đủ và đa dạng, huyện Thanh Thủy đã phân chia thành ba vùng không gian du lịch bao gồm: Vùng du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội truyền thống; vùng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ẩm thực; và vùng du lịch trải nghiệm, giáo dục truyền thống về cội nguồn.

Tại nhiều không gian du lịch, các câu lạc bộ hát, múa của người Mường được đưa vào biểu diễn tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện, tạo ra không khí sôi động và thu hút du khách. Đồng thời, các sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề truyền thống như Làng nghề Tương làng Bợ, hoa Phương Viên và đan lát Ba Đông cũng được phát triển, giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa và đời sống của người dân địa phương.

Đến Thanh Thủy, du khách còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo dân dã, những đặc sản nổi tiếng đã thành câu ca truyền khắp cả vùng như: “Chè Mai Miếu, điếu Sơn Vi, rượu Hạ Bì, tương làng Bợ”, bánh tẻ mật Đào Xá, bánh gai làng Vũ, bánh nẳng làng Đào. Hiện trên địa bàn huyện Thanh Thủy có bảy nhà hàng đủ điều kiện tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, trung bình một nhà hàng có thể phục vụ khoảng 500 - 600 người. Nhiều nhà hàng đã khéo léo chế biến các sản phẩm tự có của địa phương thành các món ăn đặc sản cao cấp phục vụ cả bốn mùa như: “Dê núi đá, cá sông Đà”. Huyện cũng đã triển khai trưng bày, giới thiệu và bán các sản vật đặc trưng, sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP…

Lễ Khai mạc du lịch Thanh Thủy – Mùa thu 2023 (Ảnh: Ngọc Phúc)

Lễ Khai mạc du lịch Thanh Thủy – Mùa thu 2023 (Ảnh: Ngọc Phúc)

Nhờ phát huy mạnh mẽ những tiềm năng vốn có theo hướng bền vững, những năm qua, Thanh Thuỷ đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Ước tính trong năm 2023, địa phương đã thu hút 680.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch - dịch vụ năm 2023 ước đạt 520 tỷ đồng, cơ cấu lao động trong lĩnh vực dịch vụ đạt 35,3%.

Theo ông Nguyễn Minh Tân - PCT UBND huyện Thanh Thuỷ, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Thuỷ; triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch Thanh Thuỷ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; tăng cường công tác đào tạo tập huấn nghiệp vụ về du lịch; có chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, liên kết phát triển du lịch. Xây dựng Thanh Thủy trở thành huyện du lịch, trung tâm du lịch của tỉnh.

Đọc thêm

Long trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ

Long trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ
(PLVN) - Sáng 24/6, tại Di tích Đền tưởng niệm liệt sĩ và Tượng đài chiến thắng Đak Pơ, tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024). Tham dự lễ có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai; lãnh đạo Quân đoàn 3, Binh đoàn 15 và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thái Bình và Trà Vinh đồng hành phát triển kinh tế - xã hội

Hai tỉnh Thái Bình và Trà Vinh chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển KT – XH.
(PLVN) - UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới kỷ niệm 65 năm kết nghĩa giữa hai tỉnh Thái Bình và Trà Vinh “thủy chung son sắt – thắm đượm nghĩa tình”.

Hồ Thác Bà – Viên ngọc xanh giữa trời Tây Bắc

Hồ Thác Bà – Viên ngọc xanh giữa trời Tây Bắc
(PLVN) - "Viên ngọc xanh giữa trời Tây Bắc không chỉ là cảnh quan mà còn chuyển tải chuyện kể xúc động về những con người đã miệt mài xây nên thủy điện Thác Bà – biểu tượng của tinh thần bất khuất, khát vọng vươn lên, biến những điều không thể thành có thể của những thế hệ người Yên Bình, Yên Bái."

Lâm Đồng cam kết cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp

Lâm Đồng cam kết cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp
(PLVN) - Đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp (DN), quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học thừa nhận những khó khăn tại địa phương trong thời gian qua ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh. Nhận thức được điều này, tỉnh Lâm Đồng cam kết sẽ làm hết mình để tạo môi trường đầu tư công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Hiệu quả tín dụng chính sách nhìn từ Ninh Thuận

Nguồn vốn tín dụng đã thực sự trở thành trợ lực giúp người dân, hộ nghèo, các gia đình chính sách tại Ninh Thuận "thay da đổi thịt".
(PLVN) - Vốn là tỉnh nghèo nhất khu vực miền Trung song với việc chủ động thực hiện các chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Ninh Thuận đã có bước chuyển mình tích cực, góp mặt vào nhóm những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững ấn tượng của cả nước.

Triển khai mô hình camera an ninh tại TP Từ Sơn

Mô hình “Camera khép kín địa bàn phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự” tại phường Phù Chẩn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
(PLVN) - Từ mô hình “Camera khép kín địa bàn phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT)”, lực lượng Công an có thể khai thác và biết được nhận dạng đối tượng, thời gian xảy ra, phương tiện và hướng di chuyển. Đây là những thông tin hữu ích góp phần giúp lực lượng chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc, ngăn chặn, làm giảm thiệt hại xảy ra.