(PLVN) - Nghe trong không gian tháng Chạp sương mờ giăng lối, trong làn gió thoảng hơi ẩm của chút hương xuân, là ta biết cái Tết đã cận kề và trong tim lại náo nức những ký ức về Tết xưa thương nhớ.
(PLVN) - Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp là ngày các gia đình làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về Trời. Để mâm cỗ cúng của gia đình được đủ đầy và trang nghiêm, người dân thường chuẩn bị từ trước đấy vài ngày, không khí mua sắm đặc biệt nhộn nhịp vào buổi sáng 23 tháng Chạp hàng năm.
(PLO) - Theo tín ngưỡng văn hóa của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo về trời, báo cáo những công việc một năm qua ở hạ giới. Người dân thường cúng tiễn ông bằng cá chép. Theo ghi nhận của phóng viên PLVN tại chợ dân sinh Phùng Khoang (Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội), thị trường mua cá chép vàng diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên sức mua không nhiều như năm ngoái.
(PLO) - Má tôi là người gốc Huế, sinh ra và lớn lên trong Thành nội. Nhưng vì cuộc binh đao của đất nước, rồi sự an phận của tuổi tác, gia đình, mà quê hương của má với chúng tôi chỉ còn nằm trong những câu chuyện kể và những món ăn ngày Tết. Nhưng không vì thế mà hương vị của Tết Huế bị lãng quên…
(PLO) - Xã đảo Long Sơn (thuộc TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có lẽ là nơi duy nhất Việt Nam có phong tục đón Tết cầu an được giữ từ thời sơ khai lập ấp, mang đậm tình người và triết lý nhân văn sâu sắc. Cư dân nơi này có cái “Tết chung” dài nhất với lễ “trù bị” bắt đầu từ tháng chín âm lịch hàng năm.
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
Xuân về, những ghe hoa Tết từ miền Tây cùng nhau trẩy hội về bến Bình Đông (quận 8). Người dân bắt đầu đổ về tuyến đường này để đem xuân về nhà. Bán được hàng, niềm vui của chủ ghe cũng đầy lên theo từng ngày, đó mới là mùa xuân của họ.
(PLO) - Vậy là một cái Tết nữa lại đến. Cứ mỗi lần đến Tết, tôi lại nhớ đến chiếc áo mà Mẹ đã may cho tôi mỗi khi Xuân về. Cái hương vị của ngày Tết, của cái áo mới mẹ may, dù đã hơn 30 năm rồi mà cứ như là mới hôm qua.
(PLO) -Đồ vàng mã cúng tiền ông Công ông Táo tràn lan trên các quầy hàng tại phố hàng Mã (Hà Nội) nhưng chỉ có người hỏi chứ không thấy người mua. Những người bán hàng tại đây chỉ biết cười buồn.
(PLO) - Cứ vào đầu tháp Chạp hàng năm, các làng bánh chưng nổi tiếng đất Bắc lại hối hả vào vụ. Từng khâu tìm lá, chọn gạo, thịt, đỗ đều trở nên rất quan trọng mà những người sống bằng nghề luôn chú ý, bởi không chỉ làm kinh tế mà còn gìn giữ thương hiệu làng nghề.
(PLO) - Mới đầu tháng Chạp, dọc các tuyến đường, góc chợ trên địa bàn TP.Biên Hòa các tay thợ đánh bóng lư đồng đã bắt đầu chọn những vị trí thuận lợi để hành nghề. Thợ đánh bóng lư đồng Ba Phan nhấp nháy cặp mắt dính đầy rỉ đồng nói: “Mùa làm ăn của tụi này chỉ nở rộ trong tháng Chạp. Chính vì vậy, nên ai cũng tranh thủ thức đêm để làm, kịp giao cho khách bày biện bàn thờ tổ tiên khi năm hết, Tết đến”.