“Tham nhũng ở TP HCM không có hay đang trốn ở đâu?“

“Tham nhũng ở TP HCM không có hay đang trốn ở đâu?“
(PLO) -  Nhận định về báo cáo của UBND TP về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, Đại biểu Trần Văn Thiện cho rằng, kết quả phát hiện sai phạm qua thanh tra hành chính các đơn vị trên địa bàn TP HCM rất khiêm tốn. Đại biểu này đặt vấn đề, tham nhũng không có hay đang trốn ở đâu?.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND TPHCM hôm nay 8/12, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết: 5 năm qua thành phố vẫn phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng khá, khẳng định vai trò đầu tàu, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước...
Tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội thành phố vẫn còn khó khăn, thách thức; năng lực cạnh tranh so với khu vực, một số mặt đang sụt giảm, một số hạ tầng kỹ thuật của thành phố chưa phát triển kịp với nhu cầu và thiếu đồng bộ. Tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp. 
Cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, người dân vẫn chưa hài lòng, tham nhũng và lãng phí chưa chuyển biến mạnh mẽ, dự án đầu tư công chậm tiến độ, gây lãng phí. 
Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực thời gian qua vẫn chưa được quan tâm và chưa nhận được sự hài lòng của nhân dân như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, hàng gian, hàng giả khó kiểm soát, ô nhiễm môi trường; đầu tư cho văn hóa nghệ thuật chưa tương xứng với tiềm lực.

Thay mặt UBND TP, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP, báo cáo kiểm điểm tình hình kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016 của TP. 

Ông Tất Thành Cang cũng báo cáo các tờ trình để HĐND TP xem xét gồm: Tờ trình về chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công (đợt 1); Tờ trình về chương trình giảm nghèo bền vững của TP giai đoạn 2016 - 2020, tờ trình về mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng và tỷ lệ phần trăm trích để lại cho cơ quan thu lệ phí cấp phép xây dựng; Tờ trình về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 nguồn vốn nhà nước TP; Tờ trình về quy định chế độ hỗ trợ và công tác phí đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cơ quan nhà nước các cấp; Tờ trình về tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy từ 1-1-2016…

Như vậy, không như đề xuất trước đó, Tờ trình về đề xuất cho phép Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) được tăng mức phí đối với xe qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội đã không được UBND TP nêu ra tại kỳ họp lần này.

Có biểu hiện đại biểu lơ là cuối nhiệm kỳ

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM Nguyễn Hoàng Năng phản ánh, hiện nay dư luận xã hội tỏ ý không hài lòng trước tình trạng một số đại biểu dân cử - đại biểu HĐND TP HCM, kể cả đại biểu Quốc hội gần cuối nhiệm kỳ có những biểu hiện thờ ơ trong hoạt động, không tích cực tham gia giải quyết các bức xúc của cử tri.

Ông Nguyễn Hoàng Năng đề nghị Thường trực HĐND TP HCM cần quan tâm đến vấn đề này. Nhiệm kỳ HĐND TP HCM sắp kết thúc, các đại biểu HĐND TP HCM cần báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cả nhiệm kỳ của mình, trong đó so sánh với chương trình hành động mà đại biểu đã công bố với cử tri khi ra ứng cử cách đây 5 năm.
“Đây là trách nhiệm, đồng thời cũng là cơ sở đánh giá năng lực đại biểu dân cử. Thông qua hệ thống mặt trận các cấp, cử tri TP muốn biết những thông tin về lời hứa và kết quả cũng như giữa lời nói và việc làm của từng đại biểu. Đây cũng là cơ sở để đánh giá sự gởi gắm niềm tin đồng bào cử tri TP với từng đại biểu đạt ở mức độ nào”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM nói.

Vấn đề tham nhũng chưa được bàn nhiều tại nghị trường

Dù tham nhũng không phải vấn đề nằm trong nội dung gợi ý đưa ra tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội sáng nay, tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Thiện cho rằng, cử tri cả nước nói chung và TP HCM nói riêng đang bức xúc với tình trạng tham nhũng rất tinh vi. Tham nhũng là quốc nạn, cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và TP HCM nói riêng.

Đại biểu Thiện nêu rõ, trong báo cáo của UBND TP về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 nói về vấn đề chống tham nhũng rất ngắn. Cụ thể, theo báo cáo trong năm 2015 đã thực hiện 176 cuộc thanh tra hành chính tại 341 đơn vị. Kết quả đã phát hiện 80 đơn vị có sai phạm với khoảng 85 tỉ đồng. Sau đó đã kiến nghị thu hồi 31 tỉ đồng và 3 căn nhà. 

“Một kết quả rất khiêm tốn và nếu tham nhũng chỉ có vậy thì đúng là phấn khởi. Còn nếu không phải thì tham nhũng không có hay đang trốn ở đâu mà không thấy?", ông Thiện băn khoăn.
Đại biểu Trần Văn Thiện - Ảnh Tự Trung
Đại biểu Trần Văn Thiện - Ảnh Tự Trung 
Từ băn khoăn này, ông Thiện đặt ra ba câu hỏi. Thứ nhất, “Chúng ta đánh giá thực trạng tham nhũng ở TP HCM hiện nay như thế nào? Các số liệu kết quả thanh tra trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội liệu có phản ánh đúng tình hình thực trạng tham nhũng hay không?”. Thứ hai “Tại sao trong suốt nhiệm kỳ HĐND TP, vấn đề chống tham nhũng không được đưa vào thảo luận tại nghị trường. Một vấn đề nóng hổi nhưng đã bị bỏ qua?”. Thứ ba, “TP HCM sẽ có mô hình giải pháp gì để đột phá chống tham nhũng sắp tới?”.

Ba vấn đề này, đại biểu Trần Văn Thiện nêu rõ cũng là kiến nghị của ông gửi đến UBND và HĐND TP trong nhiệm kỳ tới.

Giải đáp những băn khoăn của đại biểu Trần Văn Thiện, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm phân tích rõ, "HĐND không hạn chế quyền phát biểu của đại biểu". Theo bà, sở dĩ TP không tổ chức riêng chuyên đề về vấn đề này, bởi trong suốt nhiệm kỳ HĐND chỉ có 6 kỳ họp chuyên đề.

"Nói như vậy, không phải tham nhũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, vấn đề chống tham nhũng đã được nêu trong nhiều dịp như thảo luận kinh tế - xã hội, giám sát cải cách hành chính… Nói cách khác, các đại biểu HĐND đã quan tâm, phát biểu ở nhiều phiên họp khác nhau".

Bà Quyết Tâm khẳng định: “TP không bao che, dung túng, TP xử lý nghiêm minh các trường hợp tham nhũng"; đồng thời đề nghị bên Thanh tra báo cáo rõ việc kiểm tra, thanh tra, phát hiện tham nhũng như thế nào?.

Trước yêu cầu của chủ tọa phiên họp, Phó Chánh thanh tra TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Nga khẳng định: “9 tháng đầu năm 2015, qua công tác thanh tra, chưa phát hiện trường hợp tham nhũng tại TP HCM”. Bà Nga cũng cho biết qua kiểm tra xử lý nội bộ, cũng không phát hiện trường hợp tham nhũng nào.

Tuy nhiên, trước khi thông tin về kết quả, tại phần trình bày về kết quả đánh giá tình hình tham nhũng và công tác phòng chống tham nhũng, Phó Chánh thanh tra TP HCM lại cho thấy một thực trạng không phải chỉ toàn gam màu sáng của công tác phòng chống tham nhũng tại TP HCM.

Cụ thể, bà Nga cho biết: “Tình hình tham nhũng vẫn còn phức tạp ở một số ngành xây dựng cơ bản, cổ phần hóa doanh nghiệp đấu thầu, mua sắm tài sản công...”.

Lý giải nguyên nhân, bà Nga cho rằng, có lý do từ công tác quản lý nhà nước một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, thủ tục hành chính còn rườm rà... Đặc biệt là công tác kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan hành chính nhà nước chưa thường xuyên nên, dàn đều nên tình hình “nhũng nhiễu trong giải quyết công việc liên quan đến công dân” vẫn chưa chuyển biến tích cực.

Ở nhiều nơi, theo Phó Chánh thanh tra TP, việc phòng chống tham nhũng có làm nhưng chưa quyết liệt, không có trọng tâm, trọng điểm. Cán bộ công chức còn thiếu rèn luyện, lợi dụng cơ chế chính sách, lợi dụng nhiệm vụ để vòi vĩnh, nhũng nhiễu, làm trái.
Bà Nga cũng thừa nhận công tác công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu chất lượng chưa sâu, khả năng tự phát hiện tham nhũng chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng chống tham nhũng chưa được chặt chẽ, hiệu quả…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.