Tham gia tố tụng của Trợ giúp viên còn hạn chế

Qua số lượng vụ việc tham gia tố tụng cho thấy, mặc dù số vụ việc do Trợ giúp viên tham gia tố tụng đã tăng lên theo từng năm, song nếu so với số vụ việc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện cho người được TGPL thì tỷ lệ vụ việc còn đang rất thấp...

Qua số lượng vụ việc tham gia tố tụng cho thấy, mặc dù số vụ việc do Trợ giúp viên tham gia tố tụng đã tăng lên theo từng năm, song nếu so với số vụ việc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện cho người được TGPL thì tỷ lệ vụ việc còn đang rất thấp...

Thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (TTLT số 10), công tác phối hợp trong lĩnh vực này đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, góp phần tích cực trong việc thiết lập, củng cố mối quan hệ phối hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng.

Trong gần 3 năm thực hiện TTLT số 10, đã có khoảng 18.000 vụ việc TGPL được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng. Tại nhiều tỉnh, trong số các vụ việc tham gia tố tụng, số vụ việc do các cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu và đề nghị Trung tâm cử Trợ giúp viên, Luật sư cộng tác viên thực hiện luôn chiếm tỷ lệ lớn so với số vụ việc do đối tượng tự tìm đến Trung tâm.

Số vụ việc tham gia tố tụng tăng hơn so với trước khi thực hiện TTLT số 10. Chẳng hạn, tại Thái Nguyên năm 2006 và 2007 chỉ được 262 vụ nhưng 3 năm thực hiện TTLT đã tăng 381 vụ. Các vụ việc sau khi hoàn thành đều được Trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc theo Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL…

Tuy nhiên, qua số lượng vụ việc tham gia tố tụng cho thấy, mặc dù số vụ việc do Trợ giúp viên tham gia tố tụng đã tăng lên theo từng năm, song nếu so với số vụ việc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện cho người được TGPL thì tỷ lệ vụ việc còn đang rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 20-30% so với tổng số vụ việc cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết. Về cơ bản, tỷ lệ vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện còn thấp, nhiều nơi còn ỷ lại vào đội ngũ Luật sư cộng tác viên.

Theo Cục trưởng Cục TGPL (Bộ Tư pháp) Tạ Thị Minh Lý, ngoài một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý thực hiện nhiều vụ việc tố tụng hơn Luật sư, còn hầu hết các tỉnh, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được vụ việc tham gia tố tụng ít hơn Luật sư rất nhiều, thậm chí có tỉnh trong 3 năm chỉ thực hiện được một vài vụ như Cao Bằng 1 vụ, Đăk Lăk 1 vụ, Bình Dương 3 vụ.

Mặt khác, các vụ việc mới chủ yếu được thực hiện đối với các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội (tỷ lệ gần 100%) là đối tượng bắt buộc phải có luật sư tham gia bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Số vụ việc có các đối tượng khác thuộc diện được TGPL theo quy định của Luật TGPL thực hiện còn ít.

“Điều này cũng giải thích lý do một phần số lượng vụ việc có Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng còn rất thấp so với số lượng án phải giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng”, bà Lý nói.

An Khê

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

Đọc thêm

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.