Thái độ của Tổng thống Putin khi được học sinh trung học 'sửa sai' kiến thức lịch sử

Tổng thống Putin nói chuyện lịch sử với các học sinh tại Trung tâm trẻ em Ocean ở thành phố Vladivostok, Viễn Đông vào ngày đầu tiên đi học. Ảnh: Kremlin.ru
Tổng thống Putin nói chuyện lịch sử với các học sinh tại Trung tâm trẻ em Ocean ở thành phố Vladivostok, Viễn Đông vào ngày đầu tiên đi học. Ảnh: Kremlin.ru
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng thống Putin đã giảng dạy cho các học sinh tại Trung tâm trẻ em Ocean (thành phố Vladivostok, Viễn Đông) vào ngày đầu tiên của năm học mới (3/9): “Lịch sử không chỉ là một môn học thú vị và quan trọng mà còn là nền tảng của tất cả kiến ​​thức nhân văn".

Tổng thống Vladimir Putin đã nói chuyện với các học sinh ở đây về lịch sử của một trận chiến thế kỷ 18. Trong bài phát biểu (được truyền hình) của mình với học sinh, ông Putin đã mô tả Trận Poltova năm 1709 - trận đánh mà Peter Đại đế tuyên bố giành chiến thắng quyết định trước Đế quốc Thụy Điển - là một sự kiện trong “Chiến tranh bảy năm”.

Nhưng Nikanor Tolstykh, một học sinh trung học từ Vorkuta, đã nhanh chóng sửa lỗi cho ông vì, đây là không phải là Chiến tranh Bảy năm mà là Đại chiến phương Bắc (kéo dài từ 1700-1721). Sau đó, Tổng thống đã phải đính chính thời gian của sự kiện là "21 năm".

Hiệu trưởng Trung tâm được cho là đã khiển trách Tolstykh vì hành vi "xấc xược" này. Nhưng khi được hỏi về cuộc trao đổi vào ngày hôm sau, phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống "hoàn toàn không đồng ý" với ý kiến ​​của Hiệu trưởng rằng học sinh Tolstykh đã thể hiện sự xấc xược khi sửa sai cho Tổng thống.

“Tại sao điều này lại xúc phạm tôi? Ngược lại, điều đó chỉ có thể làm tôi hài lòng: Những chàng trai trẻ biết rõ về lịch sử của Tổ quốc - điều đó thật tuyệt vời ”, ông Putin nói.

Cũng tại buổi họp đó, một học sinh 10 tuổi đã yêu cầu ông Putin đăng ký kênh YouTube của mình, khiến Tổng thống nhầm lẫn vì các từ tiếng Nga cho “đăng ký” và “ký tên” giống nhau. Tổng thống đã phải hỏi học sinh đó chỗ ông có thể ký tên và được học sinh đó giải thích với rằng YouTube là một mạng xã hội, người ta cần đăng ký để theo dõi nội dung, chứ không cần ký tên.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....