Thách thức với Thừa Thiên - Huế

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một lãnh đạo UBND tỉnh mới đây cho biết, ngoài phải giải quyết “bài toán” giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo tồn di sản, giữ được các thương hiệu đã dày công xây dựng, địa phương cũng nhận thấy sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức...

Theo Nghị quyết 54/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến 2030, tầm nhìn 2045; thì đến 2025, nghĩa là chỉ còn 3 năm nữa, Thừa Thiên - Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến 2030, Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN, GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Đó là cơ hội, nhưng cũng là thách thức với Thừa Thiên - Huế, khi mà quy mô kinh tế của địa phương này còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đột phá, thiếu các DN lớn có khả năng dẫn dắt nền kinh tế đi lên. Thu ngân sách còn thấp, chưa thể tự cân đối; cần phải cố gắng hơn nữa để đảm bảo đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người với đô thị trực thuộc Trung ương.

Từ nhiều năm qua, Thừa Thiên - Huế xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này dựa trên cơ sở Thừa Thiên - Huế là cố đô còn nguyên vẹn nhất Việt Nam, gia tài văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và nhân loại, có nhiều di sản vật thể và phi vật thể độc đáo. Thiên nhiên ưu đãi cho địa phương hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, với hệ đầm phá, sông suối, đồi núi... là nguồn tài sản khổng lồ, là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài.

Thế nhưng khách quan mà nói, Thừa Thiên - Huế cần có những công trình, những sản phẩm du lịch đặc sắc đặc biệt hơn nữa để lan tỏa hình ảnh thành phố du lịch, để níu chân du khách. Đó là chưa nói sau đợt dịch COVID-19 hoành hành toàn thế giới, cũng như đợt suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra, thì nhu cầu du lịch của du khách không còn “bùng nổ” như giai đoạn trước kia.

Một lãnh đạo UBND tỉnh mới đây cho biết, ngoài phải giải quyết “bài toán” giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo tồn di sản, giữ được các thương hiệu mà tỉnh dày công xây dựng, địa phương cũng nhận thấy sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức. Kinh phí trùng tu, bảo tồn di tích mỗi năm trên địa bàn hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế. Tỉnh còn nằm trong vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Định hướng của Trung ương là rất đúng đắn. Khát vọng trở thành đô thị trực thuộc Trung ương của Thừa Thiên - Huế là rất đáng trân trọng. Để hiện thực điều đó, những năm qua tỉnh đã di dời hàng nghìn người dân sống trong di tích; quy hoạch chi tiết cảnh quan hai bờ sông Hương; xây dựng cầu vượt cửa biển Thuận An cùng tuyến đường dọc biển, một số tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các đô thị; phát triển các dịch vụ đô thị thông minh và chính quyền điện tử lấy nhân dân làm trung tâm; dự kiến đầu tư nhà ga đón tàu du lịch biển tại cảng Chân Mây, xây dựng nhà ga mới T2 cảng hàng không quốc tế Phú Bài với 5 triệu khách/năm, mở mới đường bay từ Huế đi trong và ngoài nước...

Nhưng cũng phải nhìn nhận địa phương còn nhiều điều phải làm. Từng là kinh đô của Việt Nam trong hơn 143 năm, là đô thị cấp quốc gia và khu vực, gắn với các TP lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn, có bề dày văn hóa lịch sử với sức chịu đựng kiên cường chống thiên tai khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm, Thừa Thiên - Huế được kỳ vọng nhất định sẽ đạt được mục tiêu.

Đọc thêm

Bộ Tài nguyên và Môi trường nói về tình trạng vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Kể từ đầu năm đến nay (thời điểm tháng 11), Bộ TN&MT đã thực hiện 116 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó 58 cuộc thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch và 58 cuộc kiểm tra đột xuất ở các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước. Kết quả kiểm tra đến nay đã ban hành 126 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền trên 49 tỷ đồng. 

Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội: Thông tin việc xử lý một vụ buôn hàng lậu tại quận Thanh Xuân

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mới đây, PLVN nhận được phản ánh của công dân về việc tại toà nhà G1, số 27B, đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội; có 1 cá nhân thuê lại và sử dụng làm nơi tập trung máy móc, thiết bị, hàng hoá, trái với mục đích sử dụng căn hộ. Hàng hoá ở đây là đồ điện tử, điện lạnh có dấu hiệu không có nguồn gốc rõ ràng.

Một số học viên của DSS bị doanh nghiệp tuyển dụng hủy hợp đồng: Giải thích của đơn vị trung gian về sự việc

Nhiều học viên gặp khó khăn do bất ngờ bị DN tuyển dụng hủy hợp đồng đã ký. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - DSS cho rằng sau khi hỗ trợ 1 doanh nghiệp (DN) ở Úc tới Việt Nam để phỏng vấn, thi tay nghề tuyển chọn lao động thành công; ít tháng sau DN này bất ngờ hủy bỏ hợp đồng bảo lãnh để học viên đi làm việc ở nước ngoài; khiến cả tổ chức hỗ trợ (trung gian) và người lao động gặp khó.

CSGT Hà Nội tới tận trường học tuyên truyền về an toàn giao thông

Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT - TT Công an quận Hoàng Mai, trường THCS Tân Mai tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật an toàn giao thông đường bộ cho các em học sinh và các cán bộ, giáo viên trong trường.
(PLVN) - Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp Đội CSGT - TT Công an quận Hoàng Mai tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho 1.310 học sinh và 35 giáo viên trường THCS Tân Mai.

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023
(PLVN) - Tháng 12/2023, một số chính sách pháp luật mới sẽ chính thức có hiệu lực như giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo; bổ sung thêm đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT; không được để xe tại tầng có lối thoát nạn…

Bài 2: "Ngoại giao cây tre" và hoa sen - Tinh thần đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Tinh thần đoàn kết là truyền thống, là nguồn nội sinh tạo thành sức mạnh vĩ đại của dân tộc.
(PLVN) - “Ngoại giao Cây tre” Việt Nam là để phục vụ mục tiêu bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm. Đó cũng là một trong những nội hàm của trường phái “Ngoại giao cây tre” Việt Nam được Tổng Bí thư nói đến: Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Công trình thi công làm nứt nhà dân tại Thanh Hóa

Cầu vượt QL45 qua xã Đông Thanh.
(PLVN) - Một số bạn đọc tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa mới đây phản ánh đến Báo PLVN về việc thi công cầu vượt QL45 (Km325 + 337,99) không bảo đảm an toàn, chưa chi trả bồi thường thiệt hại làm nứt nhà dân.

Diễn biến vụ vấn nạn vi phạm xây dựng tại xã Mỹ Hạnh Nam (Long An): UBND huyện Đức Hòa chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, báo cáo

Một khu đất có nhà "siêu nhỏ" vi phạm chỉ giới xây dựng, vi phạm mật độ xây dựng ở xã Mỹ Hạnh Nam.
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài phản ánh, thời gian qua, hàng trăm căn nhà từ 24 - 32m2 “mọc” lên giữa những ruộng lúa đang canh tác tạo thành những “khu đô thị” với “nhà siêu nhỏ, đường siêu bé”, vi phạm chỉ giới và mật độ xây dựng, tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.