Thách thức trong truyền thông về ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được truyền thông và xã hội quan tâm. (Ảnh minh họa)
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được truyền thông và xã hội quan tâm. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề nóng của giới báo chí và truyền thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của vấn đề này, chia sẻ nhiều thông tin gây hoang mang trong xã hội. Việc truyền tải thông tin về ô nhiễm không khí trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, vì vậy phải kịp thích ứng cho phù hợp.

Thông tin “hỗn loạn”

Cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, dư luận “nổi sóng” khi biết đến thông tin, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí Air Visual xếp Hà Nội ô nhiễm ở vị trí tốp đầu thế giới. Cùng với những yếu tố thời tiết cộng hưởng sự gia tăng của các phương tiện giao thông và hoạt động thi công xây dựng, hầu hết các hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí đều đưa ra “cảnh báo tím” - ngưỡng ô nhiễm “rất xấu” bao trùm TP. Hà Nội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.

Theo đó, hàng triệu tài khoản mạng xã hội đã liên tục chia sẻ, chỉ trích các cơ quan chức năng, đồng thời lan toả nhiều thông điệp tiêu cực, quy chụp, thậm chí là bịa đặt, gây hoang mang cho công chúng.

Nhưng có lẽ nhiều người không biết vấn đề ô nhiễm không khí vốn đã được các cơ quan chức năng và các nhà khoa học quan tâm, không phải chờ “bùng nổ thông tin” mới hành động để ứng phó. Tuy nhiên, khi thông tin một chiều đã bị lan toả quá nhanh thì các nỗ lực đính chính cũng trở nên khó khăn hơn. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về môi trường, ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã có từ lâu. Số liệu khoa học cho biết, nhưng năm gần đây ở Việt Trì và TP. Hồ Chí Minh, ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao do nhiều hoạt động đô thị hoá hơn. Ở Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, ô nhiễm không khí có xu hướng giảm. Còn ở Hà Nội, ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao từ 1998 - 2011 và giảm dần trong những năm gần đây. 

Do đặc trưng vùng miền, thông thường miền Bắc thường có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn miền Nam; các khu đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn các khu vực nông thôn. Mặt khác, ô nhiễm không khí còn có xu hướng biến đổi theo mùa. Ví dụ, ở miền Bắc từ Huế trở ra, ô nhiễm không khí tăng cao hơn trong những tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 và thấp hơn trong những tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, người dân nên hiểu biết về các hệ thống quan trắc ô nhiễm không khí hiện nay cũng như các nguồn gây ô nhiễm để hiểu đúng bản chất các thông tin về chất lượng không khí hiển thị tại các điểm đo. 

Bà Thanh cho biết: “Quan trắc truyền thống cho số liệu tin cậy và liên tục, nhưng do chi phí cao nên cả nước hiện có 30 trạm quan trắc chất lượng không khí tại 7 tỉnh. Quan trắc dùng cảm biến chi phí thấp như Air Visual, Pamair cho số liệu liên tục, nhưng chất lượng dữ liệu, số liệu quá khứ không dài; số liệu chỉ đại diện cho vị trí lắp trạm. Còn quan trắc dùng vệ tinh có thể cho số liệu trong thời gian dài nhưng chất lượng dữ liệu ở mức trung bình, tần suất quan trắc thấp”.

Do vậy, kết quả từ ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí Air Visual tại một thời điểm bất kỳ trong ngày, tại một vị trí bất kỳ tại Hà Nội không đại diện cho chất lượng không khí trên toàn địa bàn Hà Nội trong một thời gian dài. 

Chưa kể, nguyên nhân ô nhiễm không khí ở nước ta nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng có thể bị ảnh hưởng bởi các nước láng giềng. Cụ thể, vào khoảng tháng 2 đến tháng 3, nồng độ bụi trong không khí các tỉnh miền Bắc thường tăng cao hơn bởi hoạt động đốt sinh khối từ Lào, Thái Lan, Campuchia. Còn vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, hiện tượng cháy rừng ở Indonesia có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí của các tỉnh ở miền Nam. 

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần cân nhắc nhiều nguồn thông tin khác nhau, trước khi nhanh chóng quy chụp kết luận và lan toả sự hoang mang. Ô nhiễm không khí là một hiện tượng phức tạp, bao gồm cả tác động của tự nhiên và tác động của con người. Có thể thấy, giới báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp dư luận hiểu rõ hơn bản chất các vấn đề về môi trường, cũng như tuyên truyền và khơi dậy ý thức trách nhiệm bảo vệ không khí chung của toàn xã hội. 

Chung tay truyền thông

Vài năm trở lại đây, khi nhận ra những tác động to lớn của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ và hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, các phương tiện thông tin đại chúng đã tiếp cận nhiều hơn đến vấn đề này, thậm chí hàng ngày, hàng giờ. 

Điển hình, việc quản lý bụi, tro xỉ, tro bay tại các nhà máy nhiệt điện; việc thu hồi xe máy cũ hỏng để bảo vệ môi trường; việc hạn chế tiến tới không sử dụng bếp than tổ ong trong đô thị để giảm ô nhiễm không khí, vụ cháy Công ty Rạng Động… đều nhanh chóng trở thành những đề tài “nóng”.

Từ những thói quen nhỏ như đốt rơm rạ, hoạt động trong các làng nghề, đến những vấn đề lớn hơn như cháy rừng, giao thông, sản xuất công nghiệp ảnh hưởng tới không khí như thế nào, đều được đông đảo bạn đọc quan tâm. Điều đó để thấy rằng, vai trò quan trọng của không khí sạch không thể thiếu trong đời sống xã hội.

Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng Truyền thông và Quản lý Dự án, Chi cục Bảo vệ Môi trường TP. Hà Nội chia sẻ: “Bảo vệ môi trường cần sự chung tay của các bên và chúng ta đều cần hiểu đúng về ô nhiễm không khí. Vì vậy, mỗi khi một sự việc xảy ra nên nghe nhiều thông tin khác nhau và đặt nhiều câu hỏi khác nhau. Chúng ta cũng cần đặt niềm tin rằng bất cứ ai khi nhận sứ mệnh của mình đều muốn làm hết sứ mệnh đó, nhưng đôi khi là năng lực, là các điều kiện khách quan, là yếu tố chi phí khiến ta chưa thể làm được điều đó.

Là nhà quản lý, tôi đặt ra rất nhiều kịch bản với Hà Nội, nhưng bất cứ kịch bản nào cũng cần có sự đánh đổi, phải trải qua khó khăn. Trong những lúc như vậy, báo chí và truyền thông là những kênh rất tốt để truyền nguồn cảm hứng, không chỉ tới dân chúng mà với chính chúng tôi”.

Dư luận cũng lật lại vấn đề này với các cơ quan quản lý nhà nước, đó là trước khi sự cố xảy ra, việc công bố thông tin là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu có được sự hợp tác, thiện chí từ tất cả các bên trong xã hội thì việc tiếp cận, đưa tin, tuyên truyền, phổ biến mới có thể khách quan, đúng bản chất, kịp thời và hấp dẫn hơn.

Có như vậy, công tác bảo vệ không khí sạch không chỉ có một môi trường thông tin lành mạnh trong cuộc cách mạng số toàn cầu, mà còn có thể huy động được sự phối hợp từ cộng đồng để hoạt động hiệu quả hơn nữa, bắt kịp với xu hướng xanh trên toàn thế giới.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).