Tết truyền thống của người Nga có gì đặc biệt?

Tết truyền thống của người Nga có gì đặc biệt?
(PLVN) - Người Nga có câu "đón Năm Mới ra sao thì cả năm sẽ như thế" nghĩa là "đón Năm Mới vui vẻ và đầy đủ thì cả năm vui vẻ và may mắn".

Thông thường, đêm 31/12 đến sáng 1/1, các gia đình Nga sẽ soạn sửa bữa cơm ấm cúng làm lễ đón năm mới (Novưi gôd). Năm mới sẽ là kỳ nghỉ lễ kéo dài nhất trong năm, với các lễ tưng bừng trong 10 ngày.

Biểu tượng chính chào đón năm mới ở Nga là cây thông. Ban đầu, cây thông được trang trí bằng kẹo, trái cây và nến. Sau đó, cây thông trang trí chuông, hình các thiên thần và người chăn cừu theo phong cách Kito giáo với ngôi sao của Bethlehem cắm trên đỉnh.

Cây thông trên Quảng trường đỏ.
Cây thông trên Quảng trường đỏ.
Ảnh: ShutterStock.
 Ảnh: ShutterStock.
 

Đêm giao thừa người Nga rất chờ đợi phát biểu/ lời chúc năm mới từ Tổng Thống được phát trên truyền hình và những tiếng chuông ngân vang của chiếc đồng hồ trên tháp Spasskaya.

Đồng hồ ở Tháp Spasskaya.
 Đồng hồ ở Tháp Spasskaya.

"Vào đêm năm mới giống hồi nhỏ chúng ta cùng cầu nguyện, chờ may mắn. Và hãy để điều ước thành hiện thực. Tuy chắc chắn mọi người đều biết để đạt được điều tốt nhất cho bản thân, cho gia đình, quê hương chỉ có thể bằng nỗ lực của chính mình, bằng sự gắn kết trong công việc", tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong lời chúc mừng vào những thời khắc đầu tiên của năm 2019. 

 
 

Năm mới của Nga không thể thiếu Ông già Tuyết (Đếđ Môrôz). Ông được Giáo hội Chính thống giáo Nga miêu tả như một nhân vật tốt bụng đem niềm vui ấm áp tới giữa mùa đông. Ông già Noel thường tặng quà cách bí mật, còn ông già Tuyết tặng quà trực tiếp cho trẻ em. Ông có người cháu gái đồng hành để trợ giúp trong việc tặng quà là Công chúa Tuyết (Snegurochka). 

Theo tiến sĩ ngữ văn Elena Dushechkina nhân vật này được hình thành khi người lớn phải trả lời câu hỏi của trẻ em như cây thông từ đâu mà có trong nhà và ai là người tặng quà. Ông được đặt nhiều tên khác nhau trước khi có tên phù hợp nhất - Ông già Tuyết.

 

Dịp Năm Mới người Nga lại tổ chức những bữa tiệc quy mô chưa từng thấy. Trong đó, món không thể thiếu là salad Nga (oliviê), cá trích rau củ (selêdka pôd shubôi), rượu sâm panh và quýt.

Salad Nga được sáng tạo bởi đầu bếp người Pháp Lucien Olivier. Đây là món salad nổi tiếng gồm trứng cuộn, xúc xích, dưa leo, sốt mayonnaise.

 
Món salad cá trích rau củ  có nhiều lớp như cá trích, rau củ, táo xanh. Nó xuất hiện vào năm 1919, cá trích tượng trưng cho giai cấp vô sản, khoai tây cho giai cấp nông dân, củ cải đường là màu sắc tưởng nhớ những người đã hy sinh. 

Bữa ăn truyền thống trên bàn vào dịp này cũng không thể thiếu trái cây tươi và quýt là món tráng miệng được tất cả mọi người yêu thích nhất. Từ xa xưa người Nga mua quýt vào dịp năm mới. Bởi từ tháng 11 đến tháng 1 là mùa quýt, đối với nhiều người năm mới có mùi quýt. 

Salad Nga (Oliviê). Ảnh: Shutterstock/FOTODOM.
Salad Nga (Oliviê). Ảnh: Shutterstock/FOTODOM. 
Salad cá trích rau củ (Selêdka pôd shubôi). Ảnh: Shutterstock/FOTODOM.
Salad cá trích rau củ (Selêdka pôd shubôi). Ảnh: Shutterstock/FOTODOM. 
 

Người Nga xem phim nào nhiều nhất vào lễ hội Năm Mới?. Hơn 30 năm nay phim "Số phận trớ trêu, hay Chúc xông hơi nhẹ nhõm" được phát trên truyền hình vào ngày 31/12, phát cùng thời điểm trên một số kênh.

Bộ phim này của Eldar Ryazanov được chiếu lần đầu vào 17h45 ngày 1/1/1976 và phát lại theo nhu cầu người dân vào ngày 7/2 hằng năm. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.