Tàu chở dầu – “miếng mồi” ngon của hải tặc

Một tàu chở dầu của Mỹ trị giá khoảng 200 triệu USD vừa bị cướp biển bắt cóc trên Ấn Độ Dương. Đây là vụ cướp tàu lớn nhất trong khu vực này từ trước đến nay.

Một tàu chở dầu của Mỹ trị giá khoảng 200 triệu USD vừa bị cướp biển bắt cóc trên Ấn Độ Dương. Đây là vụ cướp tàu lớn nhất trong khu vực này từ trước đến nay.

Tàu chở dầu – “miếng mồi” ngon của hải tặc ảnh 1

Một tàu chở dầu của Mỹ trên biển Ấn Độ Dương.

Tàu Irene SL, với độ dài gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá và 25 thuỷ thủ đã bị bắt cóc khi đang chở khoảng hai triệu thùng dầu thô, tương đương với 1/5 tổng sản lượng dầu thô nhập khẩu mỗi ngày của Mỹ.

Theo Cục Hàng hải Quốc tế, đây là chiếc tàu chở dầu khổng lồ thứ tư bị tấn công kể từ khi nạn hải tặc bùng nổ vào năm 2008. Vụ bắt cóc này xảy ra một ngày sau khi một tàu chở dầu khác của Italia trị giá hơn 60 triệu USD bị hải tặc Somali tấn công, đã làm gia tăng những lo ngại của ngành công nghiệp dầu mỏ về nạn hải tặc hiện nay “vượt quá tầm kiểm soát”.

Sĩ quan Susie Thomson, phát ngôn viên của Lực lượng chống hải tặc đa quốc gia trong khu vực này, cho hay tàu Irene SL đã bị bắt cóc trong khu vực biển cách Oman khoảng 220 dặm. Có khả năng tàu bị hải tặc Somali tấn công.

Hiệp hội Vận tải biển đã lên tiếng cảnh báo rằng hơn 40% nguồn cung dầu của thế giới di qua vịnh Aden và biển Ả Rập có thể trở thành nạn nhân của những tên cướp biển Somali.

John Drake, một nhà tư vấn an ninh cao cấp của AKE (Anh), một công ty danh tiếng trong lĩnh vực quản trị rủi ro cho biết hải tặc bắt đầu hoạt động ngoài Oman từ năm 2009. Đây là một khu vực chiến lược trên tuyến đường biển nhưng lại không có sự hiện diện đáng kể của lực lượng hải quân như ở Vịnh Aden.

Ông Joe Angelo, Giám đốc quản lý của Intertanko, một hiệp hội quy tụ phần lớn các hạm đội tàu chở dầu trên thế giới nhận định vụ tấn công tàu Irene SL đánh dấu "một sự thay đổi đáng kể về tác động của nạn hải tặc trên Ấn Độ Dương."

Joe Angelo cũng kêu gọi chính phủ các nước cần nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống hải tặc bởi tuyến đường biển quan trọng này có nguy cơ bị bóp nghẹt, và nguồn cung dầu thô đến Mỹ và phần còn lại của thế giới bị cắt đứt nếu nạn hải tặc không giảm bớt.

Các nhóm hải tặc đã và đang kiếm được hàng chục triệu USD tiền chuộc. Dù Hải quân ở Vịnh Aden đã thu được nhiều thành công, nhưng cuộc chiến chống hải tặc ở Ấn Độ Dương vẫn gặp nhiều khó khăn do phạm vi quá rộng lớn của biển.

Về vấn đề tiền chuộc, ông John Drake nói: “Tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn. Với số tiền chuộc ngày càng tăng, bọn chúng có thể thuê thêm nhiều người, hối lộ nhiều hơn cho các quan chức và kéo dài thời gian đàm phán.

Có thể chúng không đặt ra mục tiêu tập trung tấn công vào các tầu chở dầu trên Ấn Độ Dương, nhưng nếu bắt gặp, chúng sẽ tấn công với quyết tâm cao hơn và tàn bạo hơn các loại tầu khác, đơn giản bởi số tiền chuộc tàu chở dầu sẽ lớn hơn các tàu khác”

Năm ngoái, hải tặc kiếm được 9,5 triệu USD từ tiền chuộc tàu chở dầu Samho Dream của Hàn Quốc. Một nghiên cứu cho thấy hải tặc gây thiệt hải cho nền kinh tế thế giới mỗi năm khoảng 7 đến 12 tỉ USD.

Vân Anh (theo Reuters)

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.