Tập trung phân tích 2 nguyên nhân khả năng khiến cá chết hàng loạt

Tập trung phân tích 2 nguyên nhân khả năng khiến cá chết hàng loạt
(PLO) - Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia để tìm nguyên nhân hiện tượng cá chết tại miền Trung đã được thành lập. Hai nguyên nhân đang được tập trung phân tích là sinh học và hóa học. Đoàn chuyên gia quốc tế cũng mới có mặt ở Khu kinh tế Vũng Áng, bắt đầu quá trình phân tích nguyên nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thành lập hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Giáo sư, viện sĩ Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm chủ tịch để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết tại miền Trung. Hội đồng gồm ba tổ nghiên cứu mang tính liên ngành.

Đã có gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vào việc phân tích, đánh giá... tìm nguyên nhân. Từ ngày 7/4, các chuyên gia đã tiến hành lấy hàng trăm mẫu để phân tích tại các phòng thí nghiệm với hệ thống máy móc hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, Thụy Sỹ.

Kết quả, nguyên nhân từ bệnh dịch, dầu loang, hiện tượng sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra được loại trừ. Hai nguyên nhân đang được tập trung phân tích, đối chứng kết quả và đánh giá bao gồm nguyên nhân sinh học và hóa học.

Diễn biến liên quan, đoàn chuyên gia quốc tế mới có mặt ở Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), bắt đầu quá trình phân tích nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung. Đoàn gồm những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường biển, đến từ nhiều nước có trình độ khoa học phát triển cao như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Israel.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia quốc tế sẽ kiểm tra, đánh giá đối với các doanh nghiệp có nguồn thải ra môi trường biển ở 4 tỉnh có cá chết hàng loạt là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, trong đó tập trung vào việc xả thải của Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Cũng theo tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết luận của đoàn chuyên gia sẽ độc lập với kết luận của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi có kết quả về nguyên nhân cá chết, đoàn sẽ báo cáo trực tiếp với Thủ tướng.

Trước đó, sáng 1/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã mời các nhà khoa học nước ngoài tham gia ngay vào đánh giá môi trường biển Vũng Áng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.