Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp

Ngành Tư pháp Tuyên Quang luôn chú trọng kiện toàn tổ chức, bộ máy, ảnh MH.
Ngành Tư pháp Tuyên Quang luôn chú trọng kiện toàn tổ chức, bộ máy, ảnh MH.
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2021, các cơ quan tư pháp trong cả nước tiếp tục được kiện toàn tổ chức, bộ máy. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn trong công tác này ở cả Trung ương và địa phương.

Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng, các cơ quan tư pháp trong toàn Ngành đã và đang tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy bảo đảm thống nhất, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Tại Bộ Tư pháp đang thực hiện sắp xếp lại, giải thể một số đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, các đơn vị thuộc Bộ đang rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy để phục vụ xây dựng Đề án đổi mới mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Công tác quản lý biên chế của Bộ đã được thực hiện bài bản, linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác

Việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2021-2026 và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2021 được Bộ, ngành Tư pháp quan tâm thực hiện, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch. Công tác bổ nhiệm, tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm được hiện chặt chẽ, đúng quy định.

Đối với đội ngũ làm công tác pháp chế, cả nước hiện có 9.393 người làm công tác pháp chế (gồm 2.635 người làm pháp chế chuyên trách, 6.758 người làm kiêm nhiệm). Trong đó, tại Trung ương, có 4.429 người làm công tác pháp (gồm 1.417 người chuyên trách, 3.012 người kiêm nhiệm); tại địa phương có 55 Phòng Pháp chế được thành lập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND với 2.591 người làm công tác pháp chế (gồm 457 người chuyên trách, 2.134 kiêm nhiệm), doanh nghiệp nhà nước có 2.373 người làm công tác pháp chế (gồm 761 người chuyên trách, 1.612 người kiêm nhiệm).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Tư pháp tiếp tục được chú trọng, chủ động ứng phó kịp thời với tác động của dịch Covid-19 như tăng cường hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến, dạy học theo hình thức online. Đối với việc thực hiện 02 Đề án lớn về xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh từ pháp, Bộ đã báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tại phiên họp 12 và đề nghị tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Mặc dù trong bối cảnh khó khăn, công tác tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đạt được nhiều kết quả khá tích cực. Trường Đại học Luật Hà Nội đã hoàn thành tổ chức tuyển sinh văn bằng 1, văn bằng 2 hệ vừa học vừa làm, công nhận tốt nghiệp cho tổng số 629 sinh viên các khóa hệ chính quy, 313 sinh viên hệ văn bằng 2 chính quy, 09 sinh viên hệ liên thông chính quy, 297 sinh viên văn bằng 2 hệ vừa học vừa làm; Học viện Tư pháp đã tổ chức tuyển sinh được 3.913 học viên, đạt tỷ lệ 106% so với chỉ tiêu được giao của năm 2021, xét công nhận tốt nghiệp cho 2.419 học viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 256 lượt học viên theo Kế hoạch và 2.274 lượt học viên theo nhu cầu xã hội. Tại các Trường Cao đẳng, Trung cấp luật, bên cạnh thực hiện tuyển sinh học viên trung cấp, cao đẳng thì đã tiếp tục chú trọng công tác liên thông, liên kết đào tạo đại học văn bằng 2, đào tạo các chức danh tư pháp, bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, Hiện nay, các trường Cao đẳng luật đang tập trung rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy theo quy định và triển khai việc tuyển sinh khóa I chương trình đào tạo Cao đẳng Luật

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp đang gặp nhiều khó khăn cả ở Trung ương và địa phương. Qua rà soát, một số đơn vị thiếu biên chế để duy trì tổ chức, nhất là trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng tăng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Các tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn địa phương không duy trì được như thời gian trước đây, cán bộ pháp chế phần lớn là kiêm nhiệm.

Do đó, thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp theo các nghị định mới của Chính phủ. Nghiên cứu, xây dựng Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và bộ, công chức làm công tác pháp chế.

Bên cạnh đó, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án mới về xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật; xây dựng Học viện tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp; tham gia cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng Đề án kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật. Hoàn thành việc xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức tuyển sinh, đào tạo tốt tại các Trường Cao đẳng luật.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.