Tạo tính răn đe khi xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự

Tạo tính răn đe khi xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự
(PLVN) -Bộ Công an cũng cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt tiền tạo được tính răn đe… là những vấn đề được tập trung hoàn thiện tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình, thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 do Bộ Công an soạn thảo.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạo hành lang pháp lý hữu hiệu để đảm bảo công tác xử lý, xử phạt vi phạm hành chính.

Sau 7 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 167, công tác xử phạt vi phạm hành chính dần đi vào nề nếp, các vụ, việc xảy ra nhìn chung được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của pháp luật, góp phần tích cực đối với công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, một số hành vi chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể gây khó khăn, lúng túng trong công tác xử lý vi phạm hành chính như quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung, việc xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động cho vay nặng lãi, các hành vi lợi dụng kinh doanh để thực hiện các hành vi mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh chưa được hướng dẫn cụ thể…

Một số hành vi còn chưa cập nhật với một số quy định mới ban hành như: Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện…

Đặc biệt, mức phạt tiền nhiều hành vi vi phạm còn thấp, chưa có hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả nên tính răn đe, giáo dục còn hạn chế. Do vậy, dự thảo Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnh vực nói trên còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, như: Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật; buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép...

Cùng với việc đề xuất, hoàn thiện các quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, Bộ Công an cũng cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác này cho cán bộ trực tiếp thực hiện xử lý vi phạm hành chính được tiếp cận, nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình xử lý.

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc áp dụng pháp; luật về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm thực hiện đúng quy trình công tác theo quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các Bộ, Ban ngành, Công an các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đọc thêm

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Nam Từ Liêm cưỡng chế buộc chuyển giao tài sản tại phường Trung Văn

Các lực lượng triển khai công tác cưỡng chế.
(PLVN) - Sáng ngày 5/12/2024, Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng chính quyền địa phương phường Trung Văn, đại diện các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với bà Hồ Nha Trang cư ngụ trên địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Việt Nam – Nhật Bản: Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 5/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về kỹ năng xây dựng, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh tham dự và chủ trì Hội thảo. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Thu Hường cùng dự.