“Tắm” thuốc trừ sâu cho rau ngót

Dùng thuốc trừ sâu, bệnh, kích thích để giảm thời gian thu hoạch rau ngót đi một nửa, đồng thời khiến lá xanh, mượt là thực trạng đang diễn ra tại các vùng trồng rau ngót hiện nay, dẫn đến nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng.

Dùng thuốc trừ sâu, bệnh, kích thích để giảm thời gian thu hoạch rau ngót đi một nửa, đồng thời khiến lá xanh, mượt là thực trạng đang diễn ra tại các vùng trồng rau ngót hiện nay, dẫn đến nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng.

Rau ngót được cảnh báo là loại rau đứng đầu về nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu.
Rau ngót được cảnh báo là loại rau đứng đầu về nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu.

Rau lành hóa độc

Kết quả kiểm tra, phân tích 25 mẫu rau ngót được Cục BVTV lấy tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và TP HCM cho thấy, có đến 7/25 mẫu nhiễm thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép; 15/25 mẫu phát hiện có thuốc trừ sâu nhưng ở dưới ngưỡng cho phép, và chỉ có 3 mẫu không phát hiện.  

Mặc dù số mẫu lấy chưa đủ nhiều, chưa đủ tính đại diện cho toàn bộ tình hình sản xuất rau xanh, trong đó có rau ngót, song, việc lấy mẫu ngẫu nhiên và cho ra kết quả trên không khỏi khiến người tiêu dùng lo lắng về nguy cơ mất ATTP.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhìn nhận, bấy lâu, rau ngót được xem là một loại rau rất lành, thậm chí nhiều vùng còn dùng ăn sống hoặc xay lấy nước uống. Vì vậy, việc tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép trên loại rau này khó có thể nói không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Tại những cánh đồng lớn ở Hà Nội, như: Vân Nội (Đông Anh), Đa Phúc (Sóc Sơn), Văn Đức (Gia Lâm), Tiền Lệ (Hoài Đức)..., đâu cũng đang trồng rất nhiều loại rau này. Người dân trồng với quy mô hàng hóa, không phải để bán trong làng, xã mà chuyên phục vụ cho các chợ đầu mối trong nội thành.

Trên cánh đồng 2 phường Yên Nghĩa và Đồng Mai thuộc quận Hà Đông (Hà Nội), rau ngót bạt ngàn cả vùng bãi, trung bình, mỗi hộ trồng từ 1-3 sào. Phần lớn diện tích trồng lúa đều đã chuyển sang rau màu, trong đó chủ yếu vẫn là rau ngót, đu đủ, táo…

Trên các bờ ruộng, vỏ thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng vương vãi khắp nơi. Do đã có thông tin về rau ngót nhiễm thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, nên một số nông dân khá nhanh nhạy khi được hỏi về vấn đề này. Bà Chắt (thôn Yên, Đồng Mai) nói: “Chúng tôi ở đây toàn trồng rau sạch, có phun tưới gì đâu”.

Phun thuốc để giảm một nửa thời gian thu hoạch

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thuần, ở tổ 5, phường Yên Nghĩa lại cho hay: “Hộ nào trồng ít thì mới không phun, vì không bõ thuê người phun, cọ rửa bình. Còn những nhà trồng nhiều, vài ba sào thì phải phun mới kịp, mà không phun thì nhiều sâu lá lắm”.

Theo bà Thuần, không chỉ thuốc trừ sâu mà còn phải phun thuốc trừ cỏ, trừ bệnh… Đặc biệt, rau ngót rất dễ nhiễm bệnh xoăn lá, do vậy, bà Thuần cho rằng, gần như 100% diện tích trồng rau ngót phải phun loại thuốc chống bệnh này, nếu không thì chẳng có thu hoạch.

Chúng tôi lên “vựa” rau Đa Phúc của huyện Sóc Sơn. Bà con nông dân ở đây cho biết, nếu dùng kích thích, thuốc trừ sâu tốt thì chỉ cần 10-12 ngày là thu hái được. Trong khi theo các chuyên gia lĩnh vực trồng trọt, rau ngót nếu gặp thời tiết thuận lợi thì cũng phải ngoài 20 ngày mới cho thu hái một lứa. Nếu gặp thời tiết nắng nóng còn kéo dài hơn.

Vì vậy, để rút ngắn chu kỳ, hầu như rau đều phải dùng thuốc, song nhiều nông dân thanh minh: “Sau khi cắt hái một lượt, chúng tôi mới tính ngày để đánh thuốc chứ không đánh gần ngày hái”. Từ Đa Phúc, rau được chở về Vân Trì (Đông Anh) và từ đây, từng ô tô lại chở về các chợ đầu mối ở Hà Nội như Dịch Vọng, Ngã Tư Sở, Đền Lừ, Long Biên… để bán buôn.

Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng cho biết, qua điều tra khảo sát thì lý do nông dân phun thuốc lên rau ngót vì có nhện, đồng thời một loại virus làm cho lá xoăn. Thực ra, chúng không ảnh hưởng tới chất lượng rau nhưng vì muốn đẹp nên bà con vẫn cứ phun.

Ông Nguyễn Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng đã cảnh báo về tình trạng nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu để phun trên rau xanh. “Ghi nhận cho thấy, ngay cả khi rau không có sâu nông dân vẫn phun thuốc. Không ít vùng sản xuất, sâu bệnh trên rau chưa đến ngưỡng phải dùng thuốc BVTV, nhưng nông dân vẫn phun, vừa làm tăng chi phí vừa ảnh hưởng tới chất lượng rau, quả”, ông Nguyễn Đồng Quảng cho hay.

Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, cần phải kiểm tra, phân tích vì nhiều thông tin cho rằng, trong các loại thuốc trừ sâu bệnh có chất kích thích. Một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, khả năng chất kích thích trong các loại thuốc BVTV hiện nay là rất cao. “Phun với nồng độ nhẹ, vừa phải là thuốc kích thích. Còn phun với nồng độ cao là thuốc trừ sâu, bệnh”.

Trước tình hình nhức nhối trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải quản lý chặt danh mục các thuốc BVTV, ngăn chặn thuốc lậu. Đồng thời các cơ quan có trách nhiệm thuộc Bộ NN&PTNT phải xem lại quy trình sản xuất, sớm giúp nông dân về kỹ thuật trồng rau sạch, hạn chế hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc chế phẩm sinh học.

Theo An ninh Thủ đô

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.