Tâm sự của những thí sinh thi đại học nhiều lần

Ảnh minh họa. (Nguồn: Anh Nhi)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Anh Nhi)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không phải là những thí sinh thi trượt tốt nghiệp THPT hoặc có thành tích học tập kém, nhưng không ít em đã thi lại đại học vài năm liên tiếp.

Càng thi càng áp lực

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021 là 98.6%, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2022 là 98.57%, trong đó thí sinh hệ THPT đỗ tốt nghiệp là hơn 99.16%, số lượng thí sinh bị điểm liệt dao động khoảng hơn 1.000 em. Tuy nhiên, năm nào lượng thí sinh tự do cũng tương đối cao, như trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2023, có hơn 37 nghìn thí sinh tự do trên cả nước, chiếm 3.69% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi.

Thực tế, có rất nhiều thí sinh không phải bị điểm liệt hay bỏ thi vào các năm trước nhưng vẫn tham gia thi lại. Nhiều em đã “kiên trì” suốt vài năm với hy vọng đỗ được vào nguyện vọng 1, thường là những trường top đầu với điểm số tương đối cao, như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Cảnh sát… Nhiều em sinh năm 2000, 2002, 2003 thậm chí cả những người sinh năm 1999, 1998 vẫn liên tục thi lại. Trong đó, có không ít em vì “bận” thi mà chưa bao giờ vào đại học dù đủ điểm đỗ.

Như N.T. L (21 tuổi, sống tại Thanh Hóa) cho biết, em đã thi THPT quốc gia trong suốt ba năm liên tiếp để có thể đỗ được vào ngôi trường Đại học Ngoại thương. Tuy nhiên, càng thi, điểm chuẩn càng tăng và điểm thi của em càng thụt lùi so với những em khóa sau: “Cứ mỗi lần thi lại, em đều nghĩ mình đã nắm chắc kiến thức, thì điểm sẽ cao hơn năm trước. Tuy nhiên, do chủ quan, lại không có bạn bè trong lớp cùng học như hồi cấp ba, nên em đuối dần và điểm lần nào cũng thấp hơn điểm chuẩn của trường”. Sau kỳ thi năm 2022, em đã quyết định học ở một nơi phù hợp và không muốn thi lại nữa.

Trường hợp H.M.L (22 tuổi, sống ở Hà Nội) lại khác. Năm 2023, em vẫn quyết định thi lại để đỗ được vào ngôi trường Đại học Thương mại. Tính cả năm nay, H.M.L đã có 4 năm liên tiếp thi đại học. Với mong muốn vào được ngôi trường mơ ước, em đã nói dối bố mẹ là mình đi học nhưng cả năm vẫn dành thời gian ở trung tâm luyện thi để ôn tập: “Trước hôm đến làm thủ tục dự thi, em khóc suốt, vì sợ. Em sợ cảm giác hy vọng rồi lại thất vọng. Mỗi lần thi, em đã hy sinh quá nhiều, bằng tuổi em, các bạn đã chuẩn bị ra trường hết rồi”.

Với tâm lý “có công mài sắt, có ngày nên kim”, không ít thí sinh đã dành cả “tuổi thanh xuân” chỉ để ôn tập và thi lại vào các trường đại học top đầu. Nhiều em được gia đình ủng hộ, nhưng nhiều em trốn bố mẹ để đi thi.

Với sự thay đổi của những phương thức xét tuyển đại học trong vài năm trở lại đây và đại dịch COVID-19 diễn ra vào thời gian trước, những thí sinh này đang gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, hiện nay, rất nhiều em vẫn chỉ quen với phương thức xét tuyển cũ, không đủ khả năng để học thêm những chứng chỉ Tiếng Anh để tuyển thẳng vào một số trường.

Cần xây dựng mục tiêu và kế hoạch phù hợp

Mặc dù chưa thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023, nhưng không loại trừ khả năng sẽ tái diễn hiện tượng thí sinh dự định thi lại vào năm 2024. Lý do vì các em xét thấy lực học không đủ để hoàn thành tốt các môn thi như mong đợi. Tuy nhiên, thi lại hay không, đang là một băn khoăn rất lớn.

Theo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, học sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Các môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử. Các môn học tự chọn ở bậc THPT gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học - Công nghệ.

Năm sau (2024) là năm cuối cùng thi theo chương trình cũ, được dự đoán là sẽ có số lượng thí sinh tự do tăng vọt nên tỷ lệ cạnh tranh vào những trường top đầu sẽ lại tiếp tục tăng lên. Hơn nữa, năm 2024, nếu như tiếp tục “trượt” và dự thi vào các năm tiếp theo, những thí sinh này sẽ phải học lại toàn bộ chương trình cấp ba.

Kiến thức thì có thể ôn lại được, nhưng tâm lý của những thí sinh đã thi hai, ba lần kỳ thi THPT quốc gia thì cần phải được chú ý rất nhiều. Với việc thi lại THPT quốc gia liên tục để đỗ vào các trường đại học top đầu, ở mức điểm chuẩn dao động từ khoảng 26 đến 28, 29 điểm, thì các em phải chuẩn bị một tâm lý rất tốt, để có thể vừa vượt qua được cú sốc sau khi trượt nguyện vọng, cũng như bỏ ngoài tai những định kiến của xã hội. Đặc biệt là nỗi lo lắng về độ tuổi của mình, chỉ có như vậy, các em mới không bị khủng hoảng tinh thần.

Như chuyên gia tâm lý Lê Khan - Giám đốc Chuyên môn Trung Tâm GDĐB Diệp Quang - Chợ Mới (An Giang) từng chia sẻ với báo chí, truyền thông, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy sụp chính là sự thiếu tự tin vào bản thân, thiếu khả năng làm chủ cảm xúc và đôi khi, sau thời gian tập trung ôn thi, đã không chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe để đến ngày thi lại không còn sức lực.

Ngược lại, cũng có những thí sinh quá tự tin vào năng lực, kiến thức của mình, tự đặt ra những kỳ vọng khi thi, cho rằng chắc chắn mình phải thi đậu với thứ hạng cao mà quên mất các kỹ thuật thi theo hình thức trắc nghiệm, không biết phân phối thời gian, khi thất bại thì lại rơi xuống hố sâu tuyệt vọng vì bất mãn với chính mình.

Chia sẻ với phóng viên, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên Trường THPT Hoàng Mai (Hà Nội) nhận định, mỗi năm, hình thức thi, dạng đề thi lại thay đổi, sau một đến vài năm, những kiến thức THPT của các em thi lại cũng đã vơi đi rất nhiều, việc ôn lại tập sẽ vất vả hơn. Các thí sinh thi lại thời gian đầu có thể có ý chí, nhưng do lâu dần không có sự “thúc giục” của thầy cô và bạn bè đồng hành nên dẫn đến tâm lí lơ là, dần dần sẽ chán nản. Chính vì vậy, xác định thi lại, các em phải xây dựng một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Đồng thời, các em cũng cần phải nhờ sự trợ giúp, tư vấn của thầy cô, gia đình để có định hướng rõ ràng, tránh bị mơ hồ dẫn đến thiếu mục tiêu để cố gắng.

Tin cùng chuyên mục

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.