Tầm nhìn chiến lược quốc phòng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn vào tháng 8/2023. (Nguồn: QĐND)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn vào tháng 8/2023. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Phát biểu của Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng bao hàm ý tưởng vô cùng độc đáo, cũng là một giá trị phổ quát của thời đại. Đó là lấy bảo vệ môi trường hòa bình làm mục tiêu xuyên suốt trong xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc phòng (QP), quân sự (QS) trong dài hạn.

Đó là đánh giá của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong bài viết “TBT Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương - Một người có tư duy biện chứng và tầm nhìn chiến lược (CL) trong việc xây dựng đường lối QS, chiến lược quốc phòng (CLQP), bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) Việt Nam (VN) xã hội chủ nghĩa (XHCN)”. PLVN xin lược trích bài viết.

Tư duy, tầm nhìn, phương pháp luận khoa học vượt trội

Mở đầu bài viết, tác giả viết: “Với tư cách là một người tham gia xây dựng CLQP Việt Nam, tôi có nhiều dịp được trực tiếp báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng, đồng thời được tham dự nhiều cuộc họp do ông chủ trì có nội dung liên quan. Điều khiến tôi ngạc nhiên, khâm phục là tư duy, tầm nhìn, phương pháp luận khoa học vượt trội của TBT được thể hiện rất rõ trong suốt quá trình chỉ đạo xây dựng văn kiện chuyên đề của Đảng về công tác QP, QS - một lĩnh vực mà bấy lâu nay nhiều người vẫn nghĩ ông là người “ngoại đạo””.

Với Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về CLQP Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng không chỉ đóng vai trò người đứng đầu mà còn là một nhà CL, kiến tạo nên những định hướng cơ bản và then chốt trong đường lối BVTQ Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Sau một thời gian đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, tướng Vịnh nhận thấy, chúng ta chưa có một văn kiện mang tầm chiến lược của Đảng về QP, QS. Từ đó đặt ra một nhu cầu cần phải có một văn kiện về QP, QS mang tầm chiến lược và tính bao trùm tất cả các lĩnh vực như: Công tác Đảng, công tác chính trị, tổ chức lực lượng, vũ khí, trang bị hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng...

Văn kiện phải vừa bao hàm sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện sự điều hành, quản lý của Nhà nước và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Nhận thức đây là vấn đề cần giải quyết trong thời kỳ phát triển mới của quân đội, đất nước, tướng Vịnh đã báo cáo với Bộ trưởng BQP lúc bấy giờ là Đại tướng Phùng Quang Thanh. Bộ trưởng đồng ý cho nhóm nghiên cứu, soạn thảo “CLQP của đất nước trong thời kỳ mới”.

Nhóm soạn thảo văn kiện đối mặt với một bài toán nan giải, là không biết nên bắt đầu từ đâu để xây dựng một văn kiện mang tầm CL, bao trùm cho toàn bộ nền QP, QS Việt Nam.

Tướng Vịnh kể: “Chúng tôi cho xây dựng các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp BQP về các vấn đề liên quan chiến lược QP, QS. Ví dụ như CL QP, QS là gì? Nội dung CL là gì? Mục đích xây dựng CL là gì? Việc thực hiện CL như thế nào? Điều chỉnh CL ra sao?”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, thủy thủ tàu ngầm 184 năm 2016. (Ảnh: Quang Tiến)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, thủy thủ tàu ngầm 184 năm 2016. (Ảnh: Quang Tiến)

Văn kiện được xây dựng trong gần 2 năm, bản thảo đầu tiên tên gọi “Một số vấn đề đặt ra đối với QP, QS Việt Nam trong thế kỷ XXI”. Từ kết quả nghiên cứu chuyên đề trên, nhóm nghiên cứu rút ra được sự cần thiết, cấp bách phải sớm có một văn kiện CL đủ tầm cỡ để định hình đồng bộ và toàn diện cho đường lối BVTQ Việt Nam XHCN trong chặng đường tiếp theo.

Sau khi được sự nhất trí của Bộ trưởng, tướng Vịnh xin được gặp và TBT Nguyễn Phú Trọng đồng ý làm việc vào ngày 22/11/2012.

Tướng Vịnh viết: “Tôi báo cáo với TBT một số vấn đề về ý định xây dựng CL, công tác đối ngoại của quân đội, trong đó có những vướng mắc gặp phải trong quá trình công tác và vấn đề cấp thiết của việc cần phải có một văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước về CL QP, QS. Tôi trình bày: CL này là một văn kiện. Nhưng nếu xây dựng đúng và trúng thì sẽ là một thành tựu phi vật thể vô cùng quan trọng để hiện thực hóa và tăng cường sức mạnh thực chất cho Nhà nước và quân đội”.

“Câu hỏi TBT nêu ra lại chính là vấn đề mà chúng tôi luôn đau đáu trong quá trình nghiên cứu: Hiện nay ta đã có đường lối QS, CLQP hay chưa? Có cần thiết phải xây dựng 2 văn kiện này không, có vai trò như thế nào trong CL BVTQ? Và suốt buổi hôm đó, TBT không bàn về CLQP mà lấy tư cách một nhà triết học, một nhà lý luận nói cho tôi rõ những điều cốt yếu về thế nào là việc đúc rút những bài học từ thực tiễn để nâng lên thành lý luận trong QP, QS”.

Một tuần sau, TBT đặt ra cho tướng Vịnh một số câu hỏi: Đường lối QS Việt Nam trong thời kỳ hiện nay đã có chưa? Có cần thiết phải xây dựng tư tưởng về CLQP và đường lối định hướng? Tính chất chiến tranh trong tương lai sẽ như thế nào? Xu thế phát triển của khoa học - kỹ thuật ra sao? Mặt trận nào, lĩnh vực nào là trọng tâm? Quân đội cần được xây dựng lực lượng như thế nào? Bố trí thế trận QP, khu vực phòng thủ ra sao? Mô hình tổ chức, cơ chế lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với QĐ như thế nào? Cần phải có một quan điểm tổng thể như thế nào về QP, QS?

Tướng Vịnh và nhóm nghiên cứu đã ngỡ ngàng và ngạc nhiên về sự am hiểu tường tận của TBT về nền QP Việt Nam.

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ hòa bình

Từ định hướng của TBT, năm 2013 ban soạn thảo đã xây dựng 2 văn kiện, trong đó có công văn của Quân ủy Trung ương gửi Bộ Chính trị “Đề nghị xây dựng CLQP, QS”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, chiến sĩ tàu 012 Lý Thái Tổ, Lữ đoàn 162 Hải quân năm 2016. (Ảnh: Quang Tiến)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, chiến sĩ tàu 012 Lý Thái Tổ, Lữ đoàn 162 Hải quân năm 2016. (Ảnh: Quang Tiến)

“Thời điểm bấy giờ, ta thường tuyên bố với thế giới về chính sách QP của Việt Nam như “BVTQ từ sớm, từ xa”, “Chính sách QP Việt Nam là hòa bình, tự vệ”, “Trong ấm, ngoài êm”, “Ba không”... Đây là những tiền đề để sau này nâng tầm, khái quát hóa thành những nội dung mang tính chủ trương và phương châm lớn của Đảng và Nhà nước ta”.

Việc soạn thảo văn kiện CLQP nếu chưa xác định được mục tiêu cơ bản thì CL sẽ trở nên xa rời thực tế, giống như con rồng trong tranh chưa được “điểm nhãn” thì sẽ không có hồn. Tướng Vịnh nhớ và tâm đắc mãi một phương châm của TBT, là: “Trong công tác nghiên cứu CL, không nên quá cầu toàn. Quá cầu toàn sẽ không bao giờ hoàn thành. Tuy nhiên, CL thì phải rất khoa học, chính xác, biện chứng và không được phép sai”.

Năm 2012, những nội dung cơ bản của CLQP đã được định hình. Tuy nhiên, vấn đề “mục tiêu vừa cơ bản, vừa cấp bách trước mắt của QP, QS trong tình hình hiện nay là gì?” vẫn chưa có câu trả lời.

Ngày 16/12/2013, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 tổ chức tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và có bài phát biểu về đường lối đối ngoại với một phần nói về nhiệm vụ BVTQ. TBT cho rằng nhiệm vụ tối thượng hiện nay là bảo vệ hòa bình (BVHB) cho đất nước bên cạnh chủ quyền lãnh thổ, độc lập tự chủ, CNXH, bảo vệ Nhân dân... Trong đó, BVHB phải được ưu tiên rất cao trong tình hình hiện nay.

TBT nhấn mạnh: “BVTQ là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Nhân dân, xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển, nhưng phải gắn với BVHB và hòa bình được coi là một giá trị thiêng liêng của đất nước”.

“Nếu không có mục tiêu này thì sẽ không có yếu tố đột phá tư duy trong xây dựng CLQP thời kỳ mới. Hoặc mục đích cốt lõi chưa đúng, chưa trúng thì CL sẽ sai, sẽ đi chệch hướng”, cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết

(PLVN) - Ngày 15/11 vừa qua, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đọc thêm

Sôi nổi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn tác chiến điện tử 84

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 84 tại gian trưng bày các ấn phẩm pháp luật.
(PLVN) - Các màn thi đấu sôi nổi, hấp dẫn tại Hội thi phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2024 của Lữ đoàn (LĐ) 84 Cục Tác chiến điện tử (TCĐT) Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) tổ chức chiều qua (6/11); đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực xử lý tình huống trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong tiến hành công tác tuyên truyền, PBGDPL, vận động chấp hành pháp luật Nhà nước.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Cục Chính trị Quân khu (QK) 5 đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào xây dựng các video ngắn, tranh cổ động, tuyên truyền về pháp luật đăng trên các trang, nhóm Zalo, Facebook, Mocha của các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo mở mục “Hỏi - đáp pháp luật” trên fanpage tài khoản Facebook “Đất và Người Khu 5” vào Chủ nhật hàng tuần, tạo được lượng tương tác lớn, hiệu quả.

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'
(PLVN) - Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống ma túy trên biên giới Việt Nam - Lào

Lực lượng chức năng Việt Nam - Lào phối hợp diễn tập đánh án ma túy. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Với đường biên giới chung trải dài 2.340km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Lào, hai nước cùng chịu rất nhiều áp lực của tình hình tội phạm ma túy (TPMT) từ khu vực “Tam giác vàng”. Những năm qua, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, duy trì trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới, nhất là TPMT.

Quân đội giúp dân phòng, chống bão số 6

Bộ đội hỗ trợ dân di dời tài sản. (Ảnh: Hoài Nam).
(PLVN) -  Theo thống kê, để phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (bão Trà Mi), lực lượng, phương tiện của Quân đội sẵn sàng tham gia với hơn 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay.

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân
(PLVN) - Ngày 24/10, đoàn công tác Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến các xã, phường trên địa bàn huyện Thoại Sơn và TP Long Xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà cho gia đình và con của các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam, trại giam trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế thực hiện tốt công tác phòng không Nhân dân

Kiểm tra SSCĐ của Trung đội dân quân 12,7mm thị xã Hương Trà.
(PLVN) - Ngày 24/10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Phòng không Nhân dân Trung ương do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng không Nhân dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2: Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ký kết văn kiện hợp tác

Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2: Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ký kết văn kiện hợp tác
(PLVN) -  Chiều 22/10/2024, tại Khách sạn Mường Thanh (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath (Chăn-sạ-mỏn Chăn-nha-lạt), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào đã đồng chủ trì Hội đàm, ký kết văn kiện hợp tác giữa Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào.