Từ khóa: #bố trạch

Vu phá rừng gỗ mun rừng Di sản Phong Nha: Kỷ luật Đồn trưởng và 6 sĩ quan Biên phòng

Một bãi khai thác gỗ mun ngổn ngang giữa rừng Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng.
(PLVN) - Nguồn tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình, ngày 22/9 xác nhận, đơn vị này vừa có quyết định kỷ luật đối với 7 sĩ quan của Đồn Biên phòng Cồn Roàng, đóng tại xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình do không hoàn thành nhiệm vụ canh giữ tuyến biên giới, để lâm tặc lọt vào phá rừng gỗ mun trong rừng Di sản Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng.

'Điểm sáng' Xuân Trạch

Nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Xuân Trạch được vay vốn ưu đãi kịp thời để phát triển chăn nuôi hiệu quả
(PLVN) - Xuân Trạch là xã tiêu biểu nhiều năm liền không phát sinh nợ quá hạn, được biết đến  như một “điểm sáng” về chất lượng tín dụng chính sách của huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Cuộc sống mới trên vùng khó Bố Trạch

Đồng vốn chính sách đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Hiếu (thôn Na, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) phát triển kinh tế bền vững
(PLVN) - Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp nhiều hộ gia đình được tiếp cận với các nguồn vốn vay chính sách, trong đó có chương trình tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh (SXKD) tại vùng khó khăn (VKK).

Dựng lại hiện trường vụ phá rừng gỗ mun trong Vườn di sản Phong Nha

Hiện trường 1 bãi khai thác gỗ mun trong Vườn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng.
(PLVN) - Tại cuộc họp báo và gặp mặt báo chí quý I/2019 chiều 10/4, ông Phạm Hồng Thái – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình thông tin rằng, Công an huyện Bố Trạch của tỉnh này đã phối hợp cùng các lực lượng liên quan để vào rừng, dựng lại hiện trường để phục vụ công tác điều tra.

Khởi tố vụ án phá rừng nghiêm trọng trong Vườn Di sản Phong Nha

Gỗ mun bị lực lượng chức năng tại Quảng Bình bắt giữ.
(PLVN) - Đại tá Đặng Văn Hoành – Trưởng Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình mới ký quyết định khởi tố vụ án phá rừng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên khu vực rừng biên giới Việt – Lào, thuộc địa phận xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, thuộc lâm phận vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng.

Vụ phá rừng gỗ mun trong Vườn Di sản Phong Nha: 'Lật tẩy bí mật' của 2 hộ dân

Gỗ trong vườn nhà ông Kính được lực lượng chức năng thu giữ, đưa ra tập kết ra bên.
(PLVN) - Từ nguồn tin báo của người dân địa phương, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ trong vườn 1 nhà dân ở bản Cu Tồn, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 96 phách gỗ mun quý hiếm nghi là tang vật của vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra trong vùng lõi Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng.

Vụ phá rừng gỗ mun Phong Nha: Không khó tìm ra thủ phạm?

Hiện trường một điểm mà “lâm tặc” triệt hạ gỗ mun trong rừng Di sản Phong Nha.
(PLVN) - Bởi tính chất nghiêm trọng của vụ “lâm tặc” triệt hạ rừng gỗ mun quý hiếm trong Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định lập đoàn liên ngành để điều tra. Phía lãnh đạo Ban quản lý VQG này nhận định, không khó để tìm ra thủ phạm.

Ai chủ mưu, tiếp tay 'lâm tặc' phá rừng gỗ mun trong Vườn Di sản Phong Nha?

Dấu vết của bãi gỗ mun ngổn ngang giữa rừng mà “lâm tặc” đã khai thác.
(PLVN) - Một nguồn tin xin giấu tên của Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tiết lộ, các xe biển xanh, biển đỏ hay đi ra vào khu vực xã Thượng Trạch qua Vườn, trong đó có các xe của 2 đồn biên phòng Cồn Roàng và Cà Roòng đều được kiểm tra, những người trên xe đều hợp tác với kiểm lâm Vườn nhưng riêng xe của Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Roàng (quản lý nơi xảy ra vụ phá rừng) một số lần từ chối, không hợp tác với lý do xe quân sự (!?).

Báo động 'lâm tặc' tàn phá rừng gỗ mun trong Vườn di sản Phong Nha

Một khu vực khai thác gỗ mun trái phép giữa rừng của “lâm tặc” ngổn ngang như bãi chiến trường.
(PLVN) - Hàng chục cây gỗ mun rất quý hiếm cùng nhiều loại gỗ khác như: táu, trơng, bộp, bài lài... đã bị “lâm tặc” ngang nhiên đốn hạ, cưa xẻ và đưa gỗ ra khỏi rừng. Từ các địa bàn dân cư, lâm tặc ra vào rừng để khai thác và vận chuyển gỗ chỉ bằng con đường độc đạo.