Tác dụng ngược sau bản 'Danh sách Kremlin'

Với bản “Danh sách Kremlin”, Mỹ khó mà gặt hái kết quả nào trong nỗ lực thay đổi đường lối chính trị hay gây mất ổn định hệ thống chính trị của Nga
Với bản “Danh sách Kremlin”, Mỹ khó mà gặt hái kết quả nào trong nỗ lực thay đổi đường lối chính trị hay gây mất ổn định hệ thống chính trị của Nga
(PLO) - Theo trang mạng Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế, trong khuôn khổ luật PL 115-44 (CAATSA) ngày 2/8/2017, Bộ Tài chính Mỹ vừa đệ trình Quốc hội danh sách các “nhà tài phiệt” Nga. Tuy vậy, Mỹ khó mà gặt hái được bất kỳ kết quả nào trong nỗ lực thay đổi đường lối chính trị hay gây mất ổn định hệ thống chính trị của Nga. 

Điều 241 của luật PL 115-44 (CAATSA) quy định Bộ Tài chính phối hợp với CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp thông tin chi tiết về giới có ảnh hưởng của Nga, các tài phiệt, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác có quan hệ với nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga. Tiêu chí để “lọt vào” danh sách này là quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga và các đại diện “cầm quyền” khác. 

Bản chất

Bỏ qua những ồn ào xung quanh những cái tên bị đưa vào danh sách, cần đánh giá hậu quả chiến lược của động thái này của Mỹ. Động thái này hiệu quả đến đâu trong khi trong năm nay giới chức hành pháp của Mỹ còn phải đệ trình nhiều báo cáo nữa về các vấn đề khác như báo chí Nga, sự can thiệp (của Nga) vào các cuộc bầu cử, an ninh năng lượng, chống lại “xâm lược” Nga ở châu Âu và lục địa Âu-Á... Mỹ muốn đạt được gì và thực tế họ có khả năng đó hay không? 

Ý đồ của giới lập pháp Mỹ là gây áp lực đau đớn và có mục tiêu đến giới tinh hoa của Nga và nguồn thu nhập của họ, cũng như các khu vực then chốt của nền kinh tế Nga đang bảo đảm sự giàu có cho chế độ. Thực tế, đây là mục đích làm bất ổn hệ thống chính trị hiện tại, phân mảnh giới tinh hoa chính trị của Nga, tạo điều kiện để thay đổi chế độ chính trị ở nước này. Hiểu điều đó rồi sẽ không cần phải hoảng hốt và lao vào tìm kiếm một thuyết âm mưu nào khác của Mỹ để giải thích.

Trong 174 trường hợp áp dụng lệnh trừng phạt của tất cả các nước hồi thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI thì có đến 80 trường hợp là nhằm chống lại hệ thống chính trị. Và Mỹ là bên có nhiều sáng kiến nhất, trong 174 vụ trên thì có tới 109 lệnh trừng phạt từ Mỹ, chưa tính gói trừng phạt liên quan đến Ukraine. Điều đó có nghĩa là lệnh trừng phạt của Mỹ đi xa hơn của EU. EU nhắm đến việc thay đổi đường lối chính trị của Nga về vấn đề Ukraine, song không quan tâm đến hệ thống chính trị của Nga. Án phạt của Mỹ bao hàm các vấn đề rộng hơn (tham nhũng, nhân quyền, an ninh số) và gồm các biện pháp cứng rắn hơn. 

Tác dụng ngược

Thực chất, danh sách các “tài phiệt” quả thật là sự bất ngờ khó chịu đối với giới tinh hoa Nga. Với tính cởi mở của nền kinh tế Nga và hội nhập toàn cầu của giới tinh hoa thì việc áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ gây khó khăn, buộc giới này phải lựa chọn: hoặc là trung thành với đất nước và bị tách rời khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, hoặc vẫn gắn kết với hệ thống tài chính toàn cầu nhưng phải rời xa chính quyền Nga. Tuy nhiên, triển vọng của chính sách này vẫn rất mù mờ vì những nguyên nhân sau. 

Thứ nhất, hệ thống quyết định về án phạt hiện tại khiến giới ngoại giao Mỹ có rất ít “đất” để thỏa hiệp. Ngay cả nếu Nga có nhượng bộ và chịu hợp tác trong một số vấn đề, thì nhánh hành pháp Mỹ cũng rất bị hạn chế trong khả năng dỡ bỏ án phạt. Quốc hội có thể cản trở. Hoặc chính quyền mới có thể xem xét lại. Hồ sơ hạt nhân của Iran là một minh họa. Nga hẳn đã rút ra bài học. Khó có khả năng đột phá trong quan hệ với Washington. Moskva sẽ khó khăn với thòng lọng tài chính từ án phạt Mỹ, song về ngoại giao thì cô lập Nga là việc không hề đơn giản, lãnh đạo Nga chỉ càng tăng quyết tâm giữ vững đường lối. 

Thứ hai, trong điều kiện hiện nay giới tinh hoa Nga sẽ không dám cắt đứt với đất nước. Tài sản của họ sẽ bị thiệt hại trong trường hợp bị “chặn cửa” với tài chính toàn cầu song nguồn gốc tài sản đó vẫn tập trung ở Nga. Vì vậy, bị áp đặt các biện pháp trừng phạt thậm chí còn có lợi, như là “bằng chứng” về lòng trung thành (với lãnh đạo). 

Thứ ba, ở góc độ chống tham nhũng thì biện pháp trừng phạt của Mỹ còn có thể vô tình có lợi cho Nga. Nếu Mỹ quả thật muốn hạn chế các mô hình tham nhũng của Nga ở nước ngoài, thì Nga chỉ càng có lợi vì giảm được sự "chảy máu vốn" bất hợp pháp. 

Thứ tư, chính quyền Nga còn nắm công cụ khá hiệu quả để tái phân chia nguồn tài chính trong nước. Kinh nghiệm áp dụng biện phát trừng phạt chống lại các nước khác cho thấy, thiệt hại chủ yếu là tầng lớp trung lưu và các tầng lớp xã hội không được bảo vệ, những người buộc phải rút tiền túi của mình ra để chi trả cho thiệt hại. Họ thiệt hại nhất từ việc đồng nội tệ mất giá. Trong khi đó, nhà nước thường là đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của giới tinh hoa chính trị, giữ được lòng trung thành của họ và kiểm soát được tâm trạng phản kháng, sử dụng nhân tố trừng phạt để đoàn kết và tập hợp các tầng lớp nhân dân khác đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Nga không phải là ngoại lệ. 

Thứ năm, nền kinh tế Nga vẫn khá lớn và có dự trữ an toàn. Tất nhiên, nền kinh tế Nga phải chịu những khiếm khuyết lớn. Quy mô của nền kinh tế không đáp ứng được những tham vọng chính trị trong khi tăng trưởng là vấn đề khó khăn lớn nhất. Các biện pháp trừng phạt có thể kìm hãm phát triển kinh tế, song không phải là nhân tố kìm hãm chính. Cải cách hiệu quả còn quan trọng hơn. Các lệnh trừng phạt là nhân tố tiêu cực và cần phải thoát khỏi nó. Song cũng không nên ảo tưởng rằng bãi bỏ trừng phạt sẽ giải quyết được vấn đề phát triển và tăng trưởng. 

Rút cục, Mỹ khó mà gặt hái được bất kỳ kết quả nào trong nỗ lực thay đổi đường lối chính trị hay gây mất ổn định hệ thống chính trị của Nga. Ngược lại, hệ thống chính trị Nga sẽ được củng cố hơn trong vài năm tới...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.