Sửng sốt trước mức độ bảo vệ hạn chế đối với Thủ tướng Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
Việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bị tấn công bằng bom khói trong sự kiện vận động tranh cử tại tỉnh Wakayama cho thấy sự yếu kém trong công tác bảo vệ các yếu nhân của lực lượng an ninh Nhật Bản.

Cảnh sát bắt giữ kẻ ném bom khói vào Thủ tướng Fumio Kishida tại Wakayama, Nhật Bản, ngày 15/4/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các ngư dân, những người đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ tấn công Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đã ngạc nhiên trước tình trạng thiếu an ninh dành cho ông.

Ngư dân Tsutomu Konishi, 41 tuổi, đang quan sát Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại sự kiện vận động tranh cử ở cảng cá Saikazaki tại tỉnh Wakayama của Nhật Bản thì thấy một vật thể bay qua đầu mình và rơi xuống gần ông Kishida.

Một nhân viên an ninh đã dùng cặp chống đạn để che vật thể đó, trong khi các ngư dân nhanh chóng vây bắt kẻ tấn công.

Chia sẻ với AP vào ngày 16/4 vừa qua, ông Konishi nhớ lại: “Tôi chưa bao giờ nghĩ một vụ phạm tội như thế này lại xảy ra ở quê hương mình, một làng chài nhỏ. Giờ tôi vẫn cảm thấy sốc và choáng váng.”

Thật may là ông Kishida không bị thương trong vụ tấn công. Nhưng sự kiện đã khiến Konishi và nhiều người Nhật khác phải suy nghĩ về những gì mà đất nước nên làm, để bảo vệ tốt hơn các nhân vật của công chúng.

Masaki Nishide, một ngư dân 55 tuổi đến từ Saikazaki cho biết đa phần những người có mặt tại cuộc vận động tranh cử, được tổ chức vào ngày 15/4, đều là cư dân và những người ủng hộ ông Kishida.

Ông cũng nói rằng kẻ tấn công đeo một chiếc balô màu xám bạc, trông khá nổi bật.

“Mọi người ở đây đều ăn mặc như tôi và không ai mang balô, chỉ có mình anh ta. Nếu chịu trách nhiệm về an ninh cho sự kiện, tôi đã yêu cầu kiểm tra anh ta rồi,” ông chia sẻ với AP.

Sau khi tấn công thủ tướng Kishida bất thành, nghi phạm đã bị một trong số ngư dân túm cổ từ phía sau và người khác ấn đầu anh ta xuống. Cảnh sát đã tham gia bắt giữ nghi phạm sau đó.

Tuy nhiên khung cảnh hỗn loạn tại sự kiện đã khiến người ta gợi nhớ đến vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo cách đây 9 tháng.

Nghi phạm Tetsuya Yamagami, kẻ nổ súng sát hại ông Abe, đã bị buộc tội giết người và một số tội danh khác, bao gồm vi phạm luật kiểm soát súng đạn.

Sự việc khiến cảnh sát phải thắt chặt các biện pháp bảo vệ yếu nhân, sau khi một cuộc điều tra tìm thấy lỗ hổng trong an ninh dành cho ông Abe.

Tội phạm ra tay một cách dã man là tình trạng hiếm gặp ở Nhật Bản. Với luật kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt, quốc gia này chỉ có một số ít vụ phạm tội liên quan đến súng mỗi năm. Hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến băng đảng.

So với những cuộc bầu cử như ở Mỹ, quần chúng được tiếp cận chính trị gia ở khoảng cách khá gần, khi họ đi vận động chính trị. Tại sự kiện ông Kishida tham dự, khán giả ở hàng ghế đầu chỉ cách ông một tầm với.

Trong vụ tấn công nhằm vào Thủ tướng Kishida, chỉ có một cảnh sát bị thương. Cánh tay của anh bị cứa đứt bởi mảnh vỡ của thiết bị mà kẻ tấn công ném về phía ông Kishida.

Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm Ryuji Nakamura, 24 tuổi, và chắc chắn họ sẽ phải xem lại lần nữa công tác an ninh, để đảm bảo chuyện tương tự không có cơ hội tái diễn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.