Sức Xuân trên thảo nguyên xanh

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng thăm, làm việc và chúc Tết tập thể cán bộ, viên chức, người lao động NHCSXH huyện Mộc Châu, Sơn La
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng thăm, làm việc và chúc Tết tập thể cán bộ, viên chức, người lao động NHCSXH huyện Mộc Châu, Sơn La
(PLO) - Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế và được biết đến như một điểm nổi bật ở khu vực miền núi Tây Bắc với những đặc trưng độc đáo của vùng thảo nguyên xanh nhưng Vân Hồ và Mộc Châu (Sơn La) vẫn là những huyện còn nhiều khó khăn, nhất là tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa còn cao, năm 2010 lên tới trên 23%.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, cùng với các cấp, các ngành, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Sơn La và các huyện đã đẩy mạnh đầu tư các chương trình tín dụng ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho phát triển kinh tế, giảm nghèo vững chắc và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Tại huyện Mộc Châu, dư nợ tín dụng chính sách trong 5 năm qua liên tục tăng với tốc độ tương đối cao. Đến hết năm 2017, tổng dư nợ 11 chương trình cho vay đạt trên 313 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm 2016, góp phần giúp cho hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc Thái, Mông, Mường, Khơ Mú... thoát nghèo, trên 108 ngàn lao động có việc làm mới; cải tạo và xây dựng mới hàng ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 0,07% tổng dư nợ, giảm 0,04% so với năm 2016.

Đối với Vân Hồ, một huyện mới chia tách từ một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Châu, được thành lập năm 2013 theo Nghị quyết số 72/NQ-CP của Chính phủ, NHCSXH huyện Vân Hồ cũng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, bước đầu gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Tổng dư nợ thời điểm khi nhận bàn giao là 123 tỷ đồng với 10 chương trình cho vay ưu đãi, nhưng qua 4 năm, NHCSXH huyện Vân Hồ đã thành lập được 214 Tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 10.051 hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn, tổng dư nợ đến nay đạt trên 257 tỷ đồng, với 13 chương trình cho vay. Nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ.

Tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ gia đình trên địa bàn các huyện đã thực hiện hiệu quả việc sử dụng vốn vay. Điển hình, như gia đình anh Ngần Văn Liền ở bản Nà Tén, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ được vay 50 triệu đồng từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm đầu tư trồng 1,5ha cây chanh leo. Sau nửa năm, cây đã cho thu hoạch gần 60 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ với chúng tôi trong niềm vui mừng của những ngày Tết đến, phấn khởi đón Xuân mới, anh cho biết, nhà có 4 nhân khẩu, chỉ trông chờ vào 1,5ha ngô, thu nhập rất thấp, đời sống sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi vay được vốn, được hướng dẫn đầu tư vào cây chanh leo và tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng để nuôi bò sinh sản, đến nay đàn bò của gia đình đã có 12 con, tạo công ăn việc làm cho 7 lao động. Dự tính sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cây chanh leo và áp dụng thêm những tiến bộ khoa học mới vào vườn cây của mình để có thể đạt được năng suất, hiệu quả cao nhất.

Với 11 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Vân Hồ, đã có 1,1 ngàn hộ thoát nghèo, trở thành những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Qua đó, đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 37%, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, xây dựng quê hương ngày một phát triển.

Hay như ở huyện Mộc Châu, hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong tổng số trên 2.500 hộ gia đình ở xã Chiềng Sơn đã được vay vốn chính sách với số tiền trên 16 tỷ đồng, bình quân dư nợ đạt gần 30 triệu đồng/hộ. Con số này tuy chưa phải là lớn nhưng đối với người nghèo nơi đây đồng vốn ưu đãi có tác dụng giúp cho họ thêm điều kiện chủ động sản xuất tập trung thâm canh đồi chè, nương ngô, phát triển đàn gia súc, gia cầm. Không những thế bà con còn được cán bộ ngân hàng đến tận nơi hướng dẫn cách quản lý, sử dụng vốn vay, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, nguồn vốn đã phát huy hiệu quả rõ rệt, đời sống người dân ngày thêm khấm khá. 

NHCSXH huyện Mộc Châu đang tích cực triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi nhằm góp phần thúc đẩy thảo nguyên xanh Mộc Châu phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế để trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh miền núi Sơn La.

Đến thăm, làm việc và chúc Tết tập thể cán bộ, viên chức và người lao động tại NHCSXH huyện Vân Hồ và Mộc Châu vào sáng 04/2/2018 trong không khí toàn hệ thống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao, ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH - đã biểu dương và ghi nhận những cố gắng nỗ lực NHCSXH huyện Mộc Châu và Vân Hồ đạt được trong năm 2017 và 15 năm qua.

Tổng Giám đốc đề nghị NHCSXH tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo các đơn vị, trong đó có NHCSXH huyện Mộc Châu và Vân Hồ ngay từ đầu Xuân năm mới 2018 tập trung giải ngân cho vay hộ nghèo để kịp thời sản xuất vụ đông xuân; phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức chính trị - xă hội nhận ủy thác trên địa bàn rà soát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tăng cường kiểm tra giám sát; củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, đặc biệt là hoạt động tại các Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, Tổ tiết kiệm và vay vốn; huy động tốt nguồn vốn của dân cư trên địa bàn.

Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh Sơn La và các huyện trực thuộc cần chủ động mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương dành ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; tăng cường công tác thông tin truyền thông về các chương trình tín dụng chính sách mới, hoạt động của NHCSXH tới mọi tầng lớp nhân dân... 

Đọc thêm

PVEP và hành trình biến thách thức thành cơ hội

Tiến sĩ Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVEP.
(PLVN) - Hồi đầu tháng 2/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã cán mốc sản lượng 1 tỷ thùng dầu. Đây không chỉ là dấu mốc vẻ vang của PVEP mà còn là niềm tự hào của ngành Dầu khí, của ý chí Việt Nam. Ít ai biết rằng, trong hành trình tìm “vàng đen” đầy vinh quang của mình, PVEP từng đứng trước những thử thách muôn vàn khó khăn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.
(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Thúc đẩy ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển

Quang cảnh Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia (ảnh Ngọc Anh)
(PLVN) - Là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia” lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức vào ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át thị trường Việt Nam

Cần thay đổi chính sách để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe nguyên chiếc cho các hãng FDI. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đều có lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí tới 80-90% tổng lượng xe bán ra, mặc dù đã đầu tư nhà máy tại Việt Nam từ rất lâu. Nếu không thay đổi chính sách, nguy cơ Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ ô tô nguyên chiếc cho FDI là rất lớn.

VBF 2023: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Phiên họp
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn,Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn cho mục tiêu tăng trưởng xanh…

Đề xuất thuế TTĐB với đồ uống không cồn: Doanh nghiệp kiến nghị cân nhắc kỹ tác động

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Không chỉ điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), bổ sung cả đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Những đề xuất này khiến doanh nghiệp lo lắng, kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ tác động.