Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Hạn chế tử hình?

Tiếp tục hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân, bổ sung một số tội mới phát sinh…là những vấn đề dự kiến sẽ được đưa ra trong sửa đổi Bộ luật hình sự (BLHS).

Tiếp tục hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân, bổ sung một số tội mới phát sinh…là những vấn đề dự kiến sẽ được đưa ra trong sửa đổi Bộ luật hình sự (BLHS). 

Hôm qua (15/3), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về một số định hướng lớn sửa đổi, bổ sung BLHS.  Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Lê Hồng Sơn cùng tham dự.

BLHS 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ 1/7/2000. Từ đó đến nay, BLHS đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tuy nhiên, 11 năm thi hành BLHS cũng bộc lộ nhiều bất cập, trong đó đáng lưu ý là BLHS 1999 chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị. Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đặt ra cho hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng phải thực sự là công cụ pháp lý nhằm thúc đẩy và bảo vệ các thành phần kinh tế phát triển.

Một phiên tòa hình sự. Ảnh minh họa
Một phiên tòa hình sự. Ảnh minh họa

Tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình

Báo cáo về những định hướng sửa đổi BLHS, ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính (Bộ Tư pháp)- cho biết: Một trong những nội dung lớn là hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Theo ông Hoàn, hiện nay mặc dù đã có những bước đổi mới cơ bản song BLHS hiện hành vẫn còn 22 điều luật quy định hình phạt tử hình.

Nghiên cứu bổ sung tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi.

Đối với hành vi lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi thì Nghị định thư về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung Công ước quyền trẻ em yêu cầu phải hình sự hóa những hành vi làm trung gian, tranh thủ sự đồng ý một cách không lương thiện việc nuôi con nuôi để trục lợi. Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư này từ năm 2001. Do vậy, để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi và thực hiện nghĩa vụ quốc tế, cần nghiên cứu bổ sung tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi.

Trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu. Trong điều kiện hiện nay thì chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít các tội phạm thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, giết người, cướp của mà làm chết người…còn đối với các loại tội phạm khác thì mức hình phạt cao nhất là chung thân cũng là thích đáng. Hiện nay, ở những nước còn duy trì hình phạt tử hình như CHLB Nga cũng chỉ quy định hình phạt tử hình đối với 3 tội: khủng bố, giết người có chủ mưu và diệt chủng.

Để thực hiện chủ trương giảm hình phạt tử hình, theo ông Hoàn, thì một mặt cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 35 của BLHS nhằm xác định rõ tiêu chí áp dụng hình phạt tử hình theo hướng hình phạt này chỉ được áp dụng đối với người phạm một số ít các tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo, mất nhân tính hoặc việc phạm tội cũng như người phạm tội là mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, mặt khác đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm cụ thể.

GS-TSKH Lê Cảm, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội ủng hộ chủ trương nói trên. Ông Cảm cho rằng, với trên 20 điều luật hiện nay có quy định hình phạt tử hình là nhiều: ”Nên rút xuống chỉ còn 5 cấu thành có hình phạt tử hình (ví dụ: ma túy, giết người có tình tiết tăng nặng, tham nhũng…) là đủ”.

 Thứ trưởng Hoàng Thế Liên trong lần tham vấn chuyên gia về sửa đổi BLHS cũng cho rằng, cần tiếp tục thể hiện chính sách nhân đạo (trong đó có vấn đề về hình phạt tử hình,phi hình sự hóa và các biện pháp tư pháp…).

Tuy nhiên, cũng còn những ý kiến băn khoăn trong bối cảnh hiện nay nên bỏ tử hình với tội nào, giữ với tội nào…Các vấn đề này phải được nghiên cứu, xem xét thật kỹ. Kinh nghiệm từ sửa đổi lần trước cho thấy, khi đề xuất là nhiều tội nhưng khi Quốc hội quyết chỉ còn lại một số. Do đó, đã đưa vấn đề ra là phải có cơ sở khoa học và thực tiễn chắc chắn.

Bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Đây là vấn đề đã được đặt ra nhiều lần trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS và là một trong những yêu cầu của các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền. Thực tiễn cho thấy, hiện nay không ít tổ chức kinh tế (pháp nhân), vì chạy theo lợi ích cục bộ mà thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm.

Trong khi đó, chính sách hình sự của ta hiện nay mới chỉ xử lý đối với cá nhân phạm tội, còn tổ chức (pháp nhân) thì không hề bị xử lý hình sự mà chỉ bị áp dụng các chế tài xử phạt khác (hành chính, kinh tế, dân sự). Việc xử lý như vậy là chưa thỏa đáng, chưa truy xét đến cùng trách nhiệm đối với hành vi phạm tội. Pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới cũng đã quy định vấn đề này, đặc biệt đối với pháp nhân kinh tế.

Trong lần tham vấn được tổ chức hồi tháng 2/2012 vừa qua, khi đưa ra vấn đề này đã nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia pháp luật hình sự. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay việc xử lý đối với tổ chức rất khó khăn vì chưa có chế tài, điều đó dẫn đến “bỏ lọt” tội phạm. Tuy nhiên, TS Lê Cảm thì rất băn khoăn “đưa pháp nhân vào là rất phức tạp”; còn TS. Nguyễn Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công an) thì cho rằng “hiện đã có nhiều biện pháp xử lý đối với pháp nhân rồi”.

Bên cạnh sự đồng tình, cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

* Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường:

- Đại hội Đảng lần thứ XI xác định hoàn thiện cơ chế thị trường XHCN đòi hỏi từ Hiến pháp đến các đạo luật, trong đó có BLHS phải góp phần thực hiện nhiệm vụ này. Việc sửa đổi BLHS đặt ra yêu cầu phải bảo vệ chế độ, bảo vệ sự bình yên của nhân dân, bảo vệ phát triển kinh tế đúng pháp luật, tiến gần hơn mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong thời gian tới để phục vụ sửa đổi BLHS thì phải tổng kết toàn diện, không thể bó hẹp một vài cơ quan, ngành, địa phương nào. Cần rà soát các luật khác có liên quan, kết nối với sửa đổi Hiến pháp, BLTTHS, các cam kết QT mà Việt Nam tham gia…

* Ông Nguyễn Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính: 

- Cần có chế định bắt giữ tội phạm để người dân tham gia phòng chống tội phạm. Thực tế nhiều vụ người dân bắt được trộm, được cướp (như hiệp sỹ đường phố) nhưng chẳng may quá trình truy đuổi, tội phạm bị ngã, bị thương mà người bắt cũng bị truy cứu hình sự thì chả ai dám làm. Chính sách hình sự cần góp phần động viên phát triển kinh tế, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và bảo vệ sự an toàn của người dân.

* Ông Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Công an:

- Thực tế có nhiều điều luật không áp dụng lần nào như tội chống loài người, nhưng có nhiều tội áp dụng thường xuyên nhưng rất khó xử lý như tội phạm về môi trường, tham nhũng, những tội liên quan đến định lượng cụ thể. Sửa đổi BLHS lần này phải tiếp tục coi xử lý hành chính là điều kiện tiên quyết để xử lý hình sự. Có những tội dứt khoát phải định lượng nếu không sẽ khó khăn trong việc xử lý.

* Ông Trần Văn Độ, Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương: 

- Cần quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân vì thực tế nhiều vụ pháp nhân vi phạm không xử lý được, nhất là nhóm tội phạm về kinh tế. Một chủ trương được cả tập thể quyết định rồi dẫn đến làm sai, nhưng lại chỉ có một cá nhân chịu trách nhiệm là không hợp lý.

B.A

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Đọc thêm

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .