'Sự mất mát không thể bù đắp với Cuba'

0:00 / 0:00
0:00
Những bài viết “Một sự mất mát không thể bù đắp với Cuba”, “Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo tầm thế giới” cùng nhiều tin, bài về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên trang nhất của các báo điện tử như Grama, Prensa Latina, CAN, Cubadebate, Radiorebelde, Radiohc, Cubasi và Radioreloj...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân và học sinh Cuba tại Tượng đài Hồ Chí Minh ở Công viên Hòa Bình, Thủ đô La Habana, chiều 28/3/2018. Ảnh tư liệu: Trí Dũng/TTXVN

Ngày 20/7 là ngày đầu tiên Cuba để tang Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Toàn bộ các phương tiện truyền thông chính thống của Cuba đều đăng tải các tin, bài về sự yên nghỉ của một người anh em, người bạn lớn của nhân dân Cuba.

Những bài viết “Một sự mất mát không thể bù đắp với Cuba”, “Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo tầm thế giới” cùng nhiều tin, bài về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên trang nhất của các báo điện tử như Grama, Prensa Latina, CAN, Cubadebate, Radiorebelde, Radiohc, Cubasi và Radioreloj.

Các tin, bài cũng trích hoặc đưa nguyên văn điện chia buồn của Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, Miguel Díaz-Canel Bermúdez, gửi tới Chủ tịch nước Tô Lâm. Các nhà lãnh đạo Cuba đã bày tỏ: “Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một mất mát không thể bù đắp đối với Cuba, đất nước sẽ luôn tưởng nhớ đồng chí như một người anh vĩ đại, một người thúc đẩy không mệt mỏi mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân hai nước chúng ta”; “Người bạn thân yêu Nguyễn Phú Trọng sẽ được các thế hệ người dân Cuba nối tiếp ghi nhớ như một trụ cột trong mối quan hệ hữu nghị lâu dài của chúng ta và là một người anh em vĩ đại, luôn sẵn sàng giang tay đoàn kết trước những thách thức phức tạp nhất”.

Nội dung các bức điện khẳng định: “Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là di sản vô giá cho thế hệ sau. Những đóng góp của ông về vai trò của Đảng Cộng sản, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tầm nhìn về quan hệ quốc tế trong bối cảnh hiện nay là đóng góp nổi bật vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trường tồn, được minh chứng qua những thành công của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản”; “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tấm gương cá nhân, di sản trí tuệ và sự nghiệp chính trị của Người sẽ là những tài liệu tham khảo thiết yếu trong mọi công cuộc của nhân dân Việt Nam”.

Các lãnh đạo Cuba cũng khẳng định ý chí kiên định tiếp tục tăng cường mối quan hệ anh em giữa Cuba và Việt Nam.

Theo truyền thông Cuba, trong suốt sự nghiệp chính trị lâu dài và nhiều thành tựu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những người nhiệt thành thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt anh em và tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Cuba và Việt Nam.

Ngày 19/7, báo điện tử cubadebate.cu của Cuba đã đăng bài viết của Tiến sĩ Ruvislei González Saez, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển đất nước. Tiến sĩ Ruvislei González đánh giá rằng hiếm có một nhà lãnh đạo nào như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội tụ đủ năng lực vừa là nhà chiến lược chính trị, nhà lý luận xuất sắc của hệ thống chính trị xã hội đang lãnh đạo đất nước và được nhân dân rất yêu quý. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cấp cao duy nhất của Việt Nam giữ chức ba nhiệm kỳ liên tiếp kể từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới, nhờ khả năng lãnh đạo tuyệt vời. Tư duy lý luận của ông đã được áp dụng vào thực tiễn và đạt được những kết quả quan trọng trong quá trình chuyển đổi xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tác giả nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những chính trị gia Việt Nam nổi bật nhất trong lĩnh vực lý luận, có đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu những vấn đề phức tạp gắn liền với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc thù lịch sử - văn hóa của đất nước.

Tư duy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển sâu sắc của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, sự thừa nhận các mối quan hệ thị trường và thương mại - tiền tệ trong phương thức sản xuất nói trên, cũng như điều chỉnh mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể mà thế giới đặt ra, thế giới đang phải đối mặt, bằng cách công nhận nền kinh tế mở của đất nước.

Tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản và những bài học quan trọng cho phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế. Việt Nam ngày nay là một quốc gia lớn hơn, mạnh mẽ hơn, có uy tín quốc tế cao.

Tác giả cũng đề cao vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc chống tham nhũng, dẫn đến nâng cao tính minh bạch và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo tác giả bài viết, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã chuyển đổi từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trở thành một trong những "con hổ" châu Á và dự kiến sẽ đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam được cải thiện rõ rệt.

Trong chính sách đối ngoại, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã thực hiện một trong những mối quan hệ quốc tế thành công nhất với dấu ấn đặc biệt của mình, bằng cách thực hiện chính sách ngoại giao mang bản sắc cây tre, theo nguyên tắc "bốn không".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thúc đẩy chính sách “làm bạn với toàn thế giới”, điều này đã đạt được sự cân bằng lớn với các cường quốc lớn nhất thế giới và duy trì quan hệ cấp cao với tất cả các cường quốc này. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia và Cuba, đồng thời tăng cường các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.

Cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thúc đẩy quan hệ với Cuba và nổi bật là mối quan hệ đặc biệt với các lãnh đạo Fidel Castro Ruz, Raúl Castro Ruz cũng như với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Miguel Díaz-Canel. Ông đã thăm Cuba nhiều lần, nhưng đặc biệt vào năm 2018, khi bày tỏ “đây không phải là một chuyến thăm mà là một chuyến trở về đoàn tụ với anh em của tôi”.

Kết thúc bài viết, tác giả đánh giá Việt Nam không chỉ mất đi nhà lãnh đạo kiệt xuất mà có thể nói thế giới đã mất đi một trong những nhà lãnh đạo hiện tại và thông thái nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại một di sản lý luận và thực tiễn to lớn.

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.