Sự 'hiểu lầm dễ thương' với Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
Ảnh minh họa (Ảnh internet).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đứng thứ 63/63 tỉnh, thành với con số -1,42% so với cùng kỳ. Đây là một con số khiến ai nghe thấy cũng “giật mình”.

Trong thực tế, sáu tháng đầu năm 2024, có đến 13/14 chỉ tiêu kinh tế của BR-VT tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn so với kế hoạch đề ra. Tỉnh đã thu hút đầu tư hơn 1,62 triệu USD và hơn 27.000 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách và thu nội địa cùng tăng trên dưới 11% so với cùng kỳ…

Thì ra con số tăng trưởng GRDP “âm” 1,42% mà Tổng cục Thống kê công bố, là gồm cả dầu khí. Ngành dầu khí chiếm tỷ trọng 54,35% trong tổng cơ cấu GRDP của tỉnh. Trong khi đó, sáu tháng đầu năm 2024 tăng trưởng của ngành dầu khí âm gần 15%, nên kéo chỉ số GRDP BR-VT xuống; dù khoản thu từ ngành dầu khí thuộc về ngân sách trung ương, tỉnh không được thu. Nếu trừ dầu khí, GRDP BR-VT đạt 9,18%; đứng thứ 8 cả nước, là mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất 5 năm trở lại đây. Sự “hiểu lầm” như trên, có thể gọi là “dễ thương”, là như vậy.

Từ nhiều năm nay, BR-VT với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng phát triển, đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như Phú Mỹ, Cái Mép, Đông Xuyên… thu hút đầu tư từ các DN trong nước mà còn từ các tập đoàn quốc tế, tạo nên mạng lưới sản xuất và kinh doanh đa dạng.

Cảnh quan đô thị, hạ tầng giao thông tại BR-VT được đầu tư nâng cấp liên tục, là nơi đáng sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển. Cảng Cái Mép - Thị Vải là một trong những cảng biển lớn và hiện đại nhất Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong kết nối khu vực Đông Nam Bộ với thị trường quốc tế. BR-VT cũng là trung tâm năng lượng của cả nước với các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, dự án dầu khí ngoài khơi.

Dù cao tốc TP HCM đến Nha Trang đã đi vào hoạt động, nhưng thực tế chứng minh BR-VT vẫn là một “thế lực” khó có thể đánh đổ trong lĩnh vực du lịch, vẫn không “mất khách”. Được thiên nhiên ban tặng bờ biển dài đẹp trong xanh, các bãi tắm nổi tiếng Bãi Trước - Bãi Sau, Long Hải, Hồ Tràm, cùng các điểm du lịch sinh thái như: Hồ Đá Xanh, Núi Dinh, Núi Lớn - Núi Nhỏ… thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Hệ thống khách sạn, resort và dịch vụ du lịch ngày càng phát triển hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước. Tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa thể thao như Festival biển, giải đua thuyền buồm, các cuộc thi sắc đẹp… không chỉ quảng bá hình ảnh BR-VT mà còn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ liên quan.

Ở góc độ quản lý nhà nước, thời gian qua, BR-VT là một trong những điểm sáng về cải cách hành chính hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận chính sách ưu đãi đầu tư, thuế; tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Với những thực tế trên, cho thấy số liệu Cục Thống kê địa phương này dự báo GRDP của BR-VT (trừ dầu khí) có thể đạt tốc độ tăng trên 8,00% trong 6 tháng cuối năm, đưa tốc độ tăng GRDP (trừ dầu khí) cả năm 2024 đạt 8,10 - 8,50%; là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.