Sri Lanka - từ đảo thiên đường trở thành quốc gia vỡ nợ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ một thiên đường du lịch, Sri Lanka bị tàn phá bởi khủng bố, cũng như ảnh hưởng COVID -19, mất đi nguồn thu nhập quan trọng và dần rơi vào khủng hoảng, vỡ nợ.

Sri Lanka, quốc đảo tại Ấn Độ Dương, có bãi biển dài đầy cát mịn cùng làn nước trong vắt và ấm áp. Quốc gia này cũng có những khu rừng hoang sơ tuyệt đẹp. Nền ẩm thực hấp dẫn, nhiều di tích lịch sử được UNESCO công nhận, các khu nghỉ dưỡng đã tạo nên sức hút du lịch cho quốc gia Nam Á này.

Sri Lanka đã từng có tên trong danh sách điểm đến hàng đầu năm 2019 của Lonely Planet. Hòn đảo hình giọt lệ này được nhiều người coi là một thiên đường du lịch.

Quốc đảo với 21,9 triệu người này ngăn cách với Ấn Độ bằng một eo biển nông rộng khoảng 20 km ở điểm hẹp nhất. 70% dân số Sri Lanka theo đạo Phật, chủ yếu là người dân tộc Sinhala. Khoảng 12% là người theo đạo Hindu với phần lớn là người Tamil sống ở phía bắc và đông bắc hòn đảo.

Nằm ở vị trí chiến lược trên các tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế, hòn đảo từng bị thực dân Bồ Đào Nha, Hà Lan cai trị trước khi trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1815 với tên gọi Ceylon.

Tuyến đường sắt ở Sri Lanka là một trong những chuyến tàu hấp dẫn khách du lịch và cả khách địa phương.

Tuyến đường sắt ở Sri Lanka là một trong những chuyến tàu hấp dẫn khách du lịch và cả khách địa phương.

Sri Lanka được trao trả độc lập vào năm 1948 sau hơn 130 năm dưới ách cai trị của người Anh. Trở thành một nước cộng hòa năm 1972 và lấy tên là Sri Lanka. Nhưng hòa bình chưa đến với quốc gia này.

Năm 1972, quân nổi dậy Tamil phát động cuộc đấu tranh vũ trang, gây ra cuộc nội chiến kéo dài 37 năm và cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người. Những kẻ đánh bom liều chết trong nhóm nổi dậy Những con hổ giải phóng Tamil đã sát hại cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi năm 1991 và tổng thống Sri Lanka Ranasinghe Premadasa năm 1993.

Chính phủ Sri Lanka mở chiến dịch tấn công tổng lực vào năm 2009, tiêu diệt Velupillai Prabhakaran, người lãnh đạo phong trào Những con hổ giải phóng Tamil. Tuy nhiên, chiến dịch này đã bị chỉ trích khi quân đội bị cáo buộc sát hại ít nhất 40.000 người dân tộc Tamil.

Tổng thống Sri Lanka Gotabhaya Rajapaksa từng là quan chức quốc phòng cấp cao khi quân nổi dậy bị đánh bại dưới thời anh trai ông, cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa, người hiện là Thủ tướng.

Sau khi hòa bình lập lại, du lịch trở thành ngành trọng điểm của Sri Lanka, đóng góp 12% GDP và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 5 của đất nước. Trong giai đoạn 2009-2021, doanh thu từ du lịch của nước này đạt trung bình 178 triệu USD/năm, chạm mức cao nhất 475 triệu USD vào tháng 12/2018.

Nhưng đến tháng 4/2019, khi Sri Lanka chuẩn bị kỷ niệm một thập kỷ kết thúc nội chiến, thủ đô Colombo hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố mới trong dịp lễ Phục sinh.

Một loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào ba nhà thờ đông người và ba khách sạn sang trọng vào ngày 21/4/2019 khiến 279 người thiệt mạng, trong đó ít nhất 45 người nước ngoài, cùng hơn 500 người bị thương. Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công.

Các vụ đánh bom trong lễ Phục sinh đã tàn phá ngành du lịch quan trọng của đảo. Ngay sau đó, COVID-19 bùng phát, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, làm cạn kiệt nguồn thu chính của nước này.

Sri Lanka từng kỳ vọng dựa vào nguồn thu từ du lịch để trang trải các khoản nợ nước ngoài, khi quốc gia này trong nhiều năm qua đã vay khoảng 51 tỷ USD. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nằm trong danh sách chủ nợ hàng đầu của đảo quốc.

Khi ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do khủng bố và đại dịch, nguồn dự trữ ngoại tệ của Sri Lanka đã cạn kiệt, buộc chính phủ nước này áp nhiều biện pháp hạn chế tiền tệ mạnh mẽ và cấm nhập khẩu nhiều hàng hóa. Sri Lanka chủ yếu sử dụng số ngoại tệ dự trữ này để trả nợ nước ngoài.

Tuy nhiên, hậu quả mà Sri Lanka phải đối mặt là tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu, kết hợp với tình trạng mất điện kéo dài, do không có ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Điều này đã khiến nhiều người biểu tình xuống đường kêu gọi Tổng thống Rajapaksa từ chức.

Hồi tháng 2, Sri Lanka thông báo nước này còn 2,31 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, trong khi phải trả nợ khoảng 4 tỷ USD riêng trong năm nay. Tình hình càng tồi tệ hơn khi Tổng thống Rajapaksa thừa nhận nước này thâm hụt thương mại 10 tỷ USD.

Bộ Tài chính Sri Lanka hôm 12/4 tuyên bố vỡ nợ. Colombo đề nghị các chủ nợ, trong đó có chính phủ các nước đã cho quốc gia Nam Á vay tiền, có thể cộng dồn lãi chưa trả vào khoản vay mà Sri Lanka đến hạn thanh toán từ chiều cùng ngày, hoặc chọn nhận lại khoản vay gốc bằng đồng rupee Sri Lanka.

Ngoài ra, giới chức Sri Lanka cho biết đang tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cải thiện tình hình, giải quyết một phần khoản nợ nước ngoài và tăng cường dự trữ ngoại tệ.

"Chính phủ chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp này như một hành động sau cùng để ngăn tình hình tài chính của đất nước xấu thêm", AFP dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính Sri Lanka.

Một số hình ảnh về đảo thiên đường Sri Lanka:


Tangalle là một trong những bãi biển đẹp nhất tại Sri Lanka. Ảnh: asianwanderlust.

Tangalle là một trong những bãi biển đẹp nhất tại Sri Lanka. Ảnh: asianwanderlust.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.