Sri Lanka thiếu khí đốt nghiêm trọng

Một người đàn ông điều hành một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại nhà ở Colombo, sử dụng bếp gỗ truyền thống của Sri Lanka khi mất điện ngày 7/3/2022 sau khi hai công ty gas chính ngừng cung cấp do Sri Lanka đang vật lộn với tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng.
Một người đàn ông điều hành một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại nhà ở Colombo, sử dụng bếp gỗ truyền thống của Sri Lanka khi mất điện ngày 7/3/2022 sau khi hai công ty gas chính ngừng cung cấp do Sri Lanka đang vật lộn với tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Quốc đảo này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong một thập kỷ với dự trữ ngoại hối giảm 70% xuống 2,36 tỷ USD vào tháng Giêng, khiến Chính phủ phải vật lộn để thanh toán cho hàng nhập khẩu bao gồm thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.

Mọi người phải xếp hàng dài tại các cây xăn trên khắp đất nước và việc đóng cửa nhiều nhà máy điện đã dẫn đến việc cắt điện hàng loạt, đôi khi kéo dài hơn bảy giờ một ngày. Tình trạng thiếu gas cũng đang ảnh hưởng đến các nhà hàng và hộ gia đình nhỏ, với hàng chục điểm bán lẻ gas buộc phải tạm ngừng kinh doanh do thiếu nguồn cung cấp.

Một quan chức cấp cao của Laugfs Gas, một trong hai nhà cung cấp khí đốt của Sri Lanka, cho biết việc nhập khẩu bị đình trệ do các ngân hàng từ chối mở thư tín dụng. Công ty thường cung cấp khoảng 15.000 tấn khí đốt từ Qatar và Oman mỗi tháng, trị giá 50 triệu đô la Mỹ.

"Chúng tôi thường cấp 40.000-50.000 bình cho các nhà bán lẻ mỗi tháng nhưng hiện đã giảm xuống còn dưới 2.000 bình. Kể từ thứ Sáu tuần trước, không có nguồn cung nào được tung ra", quan chức cho biết.

Người phát ngôn của Laugfs và nhà cung cấp chính khác, Litro Gas thuộc sở hữu nhà nước, từ chối bình luận.

Các bộ trưởng cho biết họ đang làm việc để bình thường hóa việc phân phối nhiên liệu. Bộ trưởng Bộ Năng lượng KDR Olga cho biết Sri Lanka sẽ nhận được hai lô hàng dầu diesel vào thứ Hai và một chuyến khác vào cuối tuần này, dự kiến ​​sẽ giảm bớt phần nào tình trạng thiếu nhiên liệu.

Ông Olga cho biết: “Một lô hàng 30.000 tấn nhiên liệu đốt lò cũng đã cập cảng và sẽ được dỡ hàng từ ngày mai để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện".

Gần 1.000 tiệm bánh mì đã đóng cửa ở Sri Lanka do tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng, Hiệp hội các chủ tiệm bánh cho biết hôm 7/3 do tác động của việc thu hẹp dự trữ ngoại hối ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này.

NK Jayawardena, Chủ tịch Hiệp hội các chủ tiệm bánh Ceylon đại diện cho khoảng 7.000 thành viên là, hiệp hội lớn nhất trong ngành, cho biết tình trạng thiếu khí đốt đã khiến giá bánh mì gần như tăng gấp đôi lên khoảng 150 rupee (0,75 USD) ở một số khu vực thành thị.

"Nếu tình trạng này kéo dài thêm một tuần nữa, 90% tiệm bánh sẽ phải đóng cửa. Nhiều thợ làm bánh đã vay nợ, họ sẽ không thể trả nợ" ông Jayawardena cho biết và đề nghị "Chính phủ phải khẩn trương tìm ra giải pháp".

Mặc dù các sản phẩm bánh mì không phải là lương thực thiết yếu như gạo, nhưng gần như mọi làng và thị trấn sẽ có ít nhất một tiệm bánh mì cung cấp bánh mì cho các món cà ri và đồ ăn nhẹ cho các gia đình và công nhân.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.