Sốc ma túy giết người nhanh như thế nào?

Sốc ma túy giết người nhanh như thế nào?
(PLO) - Hành động tụ tập vui chơi, lôi kéo nhau sử dụng ma túy tập thể, đặc biệt trong các môi trường kín gây bí bách, thiếu oxy, khiến việc sốc thuốc càng dễ xảy ra và nghiêm trọng hơn.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thủy, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Cai nghiện, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho hay sốc ma túy xảy ra khi người sử dụng ma túy quá liều lượng trung bình mà họ đang dùng; sử dụng ma túy chung với một số chất kích thích khác như rượu, thuốc an thần hoặc dùng phải loại ma túy rởm có pha nhiều tạp chất, từ đó gây ra những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Người bị sốc thuốc có các biểu hiện như lơ mơ, đờ đẫn, bất tỉnh hoặc không có phản ứng gì khi lay gọi. Nhiều trường hợp tử vong ngay lập tức.

Trước đây, trung tâm thường tiếp nhận các trường hợp ngộ độc heroin. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, những ca sốc heroin giảm hẳn. Nguyên nhân là người dùng chuyển sang chuộng những loại ma túy mới (ma túy đá và các chất cùng loại, thuốc lắc, cần sa…).

Các ca ngộ độc ma túy thế hệ mới thường nặng hơn, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, huyết áp, thậm chí tử vong. Các triệu chứng này có thể tồn tại dài ngắn khác nhau. Nhiều trường hợp bị sốc ma túy tử vong chỉ sau vài phút hoặc trên đường đến bệnh viện hay sau một thời gian nhập viện rất ngắn.

Đặc biệt, bác sĩ Thủy cảnh báo hiện nhiều bạn trẻ có xu hướng tụ tập vui chơi, lôi kéo nhau sử dụng ma túy tập thể, đặc biệt trong các môi trường kín (đóng kín cửa, khu vui chơi đông đúc) bí bách, thiếu oxy, việc sốc thuốc càng dễ xảy ra và nghiêm trọng hơn.

Để cứu người bị sốc ma túy trong thời gian chờ xe cấp cứu hoặc nhân viên y tế đến hỗ trợ, người dân cần cố gắng duy trì hơi thở cho người bệnh bằng cách nới lỏng quần áo, khai thông đường thở bằng cách lấy những vật có trong miệng, mũi và đặt họ vào nơi thoáng mát và nằm ở tư thế hồi sức (tư thế nằm nghiêng và co một chân).

Nếu người bị sốc ma túy đã ngừng thở nhưng mạch vẫn còn đập, cần tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách đặt tay lên vùng giữa ngực của người bị sốc, đặt một tay lên bàn tay kia ấn xuống 30 lần cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế hoặc người bệnh có thể tự thở trở lại. Lưu ý, không tự ý chích thuốc hoặc cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì./.

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.