Đã đến lúc cần quan tâm nghiêm túc và đúng mức về tiền đái tháo đường

GS.TS. Trần Hữu Dàng và ông Võ Xuân Thắng đại diện Merck Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ chương trình tầm soát tiền ĐTĐ vì phúc lợi bệnh nhân
GS.TS. Trần Hữu Dàng và ông Võ Xuân Thắng đại diện Merck Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ chương trình tầm soát tiền ĐTĐ vì phúc lợi bệnh nhân
(PLVN) - Vừa qua, Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam (VADE) cùng Merck Export GmbH Việt Nam (Merck Việt Nam) đã tổ chức buổi họp báo Công bố chỉ định tiền đái tháo đường (ĐTĐ), đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ “Chương trình tầm soát tiền ĐTĐ vì phúc lợi bệnh nhân”.

Đây là một dự án tài trợ vì phúc lợi cho bệnh nhân do Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Merck Việt Nam. Chương trình giúp chẩn đoán sớm tiền ĐTĐ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao: Thừa cân, tăng huyết áp, gia đình có tiền sử người bị ĐTĐ, rối loạn mỡ máu...

Ngoài ra, chương trình cũng nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về tiền ĐTĐ – giai đoạn nguy cơ trước khi tiến triển thành ĐTĐ để giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm, tiếp cận điều trị kịp thời và phòng ngừa tốt hơn. 

Mặt khác, hiện nay, việc thực hành điều trị tiền ĐTĐ của nhân viên y tế chưa được phổ biến trong cộng đồng y khoa. Vì thế, chương trình còn có ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức về chẩn đoán và điều trị tiền ĐTĐ cho cán bộ, nhân viên y tế, nâng cao hiệu quả của việc tầm soát và điều trị tiền ĐTĐ trong cộng đồng.

Chương trình dự kiến thực hiện từ tháng 11/2019 cho đến năm 2020 trên 2.500 đối tượng nguy cơ cao tiền ĐTĐ tại 6 bệnh viện lớn trên cả nước, bao gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội.

GS.TS. Trần Hữu Dàng trình bày tại buổi lễ
GS.TS. Trần Hữu Dàng trình bày tại buổi lễ 

GS.TS. Trần Hữu Dàng – Chủ tịch Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam cho biết: “Hiện Việt Nam phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật ngày càng trầm trọng của bệnh ĐTĐ. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong cộng đồng gia tăng theo cấp số nhân sau từng thập kỷ. ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi (chỉ sau tai nạn giao thông), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rối loạn nhận thức, giảm tuổi thọ…

Tuy nhiên, một vấn đề nhức nhối không kém là bệnh nhân thường trải qua thời kỳ tiền ĐTĐ trước khi mắc ĐTĐ mà không hề hay biết. Tiền ĐTĐ sẽ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 trong vòng 5 – 10 năm hoặc sớm hơn. Đã đến lúc cần quan tâm nghiêm túc và đúng mức về tiền ĐTĐ.

Thực tế thì hầu hết mọi người chỉ phát hiện mình bị tiền ĐTĐ qua các đợt khám sức khoẻ hoặc qua chương trình khám sàng lọc ĐTĐ, hoặc tình cờ khám, điều trị bệnh nào đó. Do đó, giúp người dân có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ được tầm soát sớm một cách sâu rộng tại các bệnh viện là cách hiệu quả để ngăn chặn ĐTĐ trong cộng đồng.

Mặt khác, thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn phổ biến kiến thức về tiền ĐTĐ đến nhân viên y tế để giúp họ tư vấn, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ngay từ đầu, đồng thời giúp vấn đề dự phòng, kiểm soát ĐTĐ trong cộng đồng được tốt hơn”.

Theo Chủ tịch Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam, những đối tượng nên đi tầm soát Tiền ĐTĐ:  Người ≥ 45 tuổi; Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ; Người thừa cân (chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2) có ít nhất 1 trong các yếu tố: Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ; Tiền sử bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu; Không hoạt động thể lực; Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Tần suất tầm soát Tiền ĐTĐ: Người mắc tiền ĐTĐ: hàng năm; Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ: ít nhất mỗi 3 năm/lần; Tất cả bệnh nhân khác: tầm soát từ 45 tuổi, lặp lại tối thiểu mỗi 3 năm nếu kết quả bình thường

Những thay đổi tích cực về lối sống có thể giúp bệnh nhân tiền ĐTĐ tránh diễn tiến thành ĐTĐ tuýp 2. Can thiệp lối sống bao gồm hoạt động thể lực 150 phút/tuần, giảm cân và duy trì giảm 7% cân nặng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo, ngưng hút thuốc lá.

Tuy nhiên, các chuyên gia có lời khuyên, nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết với các biện pháp thay đổi lối sống trong vòng 3-6 tháng, có thể bạn cần điều trị bằng thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm tiền ĐTĐ./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.