Chúng ta đã kiểm soát được tại dịch ở miền Trung

Nếu không có phát sinh bệnh viện Đà Nẵng sẽ sớm được gỡ phong tỏa. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Nếu không có phát sinh bệnh viện Đà Nẵng sẽ sớm được gỡ phong tỏa. Ảnh: Báo Đà Nẵng
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng chia sẻ: “Đến giờ có thể khẳng định là chúng ta đã kiểm soát được tại dịch ở miền Trung”.

Y tế Đà Nẵng có thể đáp ứng được tất cả đợt dịch COVID-19

Những ngày gần đây ngành y tế các tỉnh miền Trung liên tiếp nhận những tin vui khi hàng chục ca mắc COVID-19 được chữa trị khỏi, các bệnh nhân nặng được điều trị thành công và hơn hết số lượng ca mắc mới thấp.

Đến thời điểm này, có thể khẳng định ổ dịch COVID-19 ở miền Trung đã được kiểm soát như lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng chia sẻ: “Đến giờ có thể khẳng định là chúng ta đã kiểm soát được tại dịch ở miền Trung”

Thứ trưởng dự đoán, trong thời gian tới nếu không có những trường hợp phát sinh đột biến thì Bệnh viện Đà Nẵng cũng sẽ được gỡ phong tỏa. “Chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch để cho tất cả cán bộ viên chức của Bệnh viện Đà Nẵng sau thời gian phong tỏa, cách ly, đầy đủ theo quy định, có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ trở lại làm việc phục vụ cho người dân tại Đà Nẵng”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Sơn cũng đánh giá, sự phối hợp và hỗ trợ từ các bệnh viện Đà Nẵng như Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi  Đà Nẵng, các bệnh viện của Quảng Nam và  Bệnh viện Trung ương Huế đã góp phần khống chế  dịch bệnh tại miền Trung.

“Nếu sau này khi mà các đội đặc nhiệm của Bộ Y tế và hàng trăm y bác sĩ chi viện từ khắp cả nước rút khỏi Đà Nẵng, những bệnh nhân nặng được hồi sức thì khả năng của ngành y tế Đà Nẵng hoàn toàn có thể đáp ứng được tất cả đợt dịch COVID-19 (nếu có)”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Năng lực y tế đã được tăng lên

Nói thêm về năng lực xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh tại TP Đà Nẵng, Thứ trưởng dẫn chứng: “Lúc mới đầu, năng lực xét nghiệm tìm COVID-19 chỉ dừng lại ở con số 1.000 mẫu/ngày, nhưng đến nay có thể đáp ứng được gần 50.000 mẫu/ngày. Đến hiện tại Đà Nẵng đã xét nghiệm được hơn 150.000 mẫu xét nghiệm, từ đó phát hiện ra những ca F0 trong cộng đồng, quản lý được F1 từ đó có biện pháp thực hiện cách ly tập trung và cách ly tại nhà đối với F2. Nhờ những biện pháp trên được thực thi một cách hoàn chỉnh trên toàn TP Đà Nẵng, nên chúng tôi cảm thấy an tâm và dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và miền Trung đã được kiểm soát”.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận xét, năng lực y tế miền Trung thời gian qua đã được tăng lên rất nhiều. Lý do khiến vị thế của ngành y tế các tỉnh miền Trung như: Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam được nâng lên trong gần 1 tháng qua xuất phát từ 2 nguyên nhân.

“Thứ nhất đó là năng lực nội tại của ngành, thời gian qua chính quyền đã đầu tư xây dựng Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi Đà nẵng trong khi trước đó về mặt chuyên môn, đặc biệt năng lực về hồi sức cấp cứu còn hạn chế. Hiện tại 2 cơ sở y tế  này trở thành 2 đơn vị chủ lực về hồi sức tại TP Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chúng ta đã chuẩn bị Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn sẵn sàng hoạt động nếu tình hình dịch bệnh có những diễn biến khó lường.

Điểm thứ 2 là sự chi viện kịp thời của ngành y tế, chỉ trong thời gian 3 ngày đã hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng  thành lập được các đơn vị hồi sức đặc biệt, tiếp nhận tất cả các bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến và đã thành lập những ê-kíp hồi sức, bao gồm các bác sĩ chi viện phối hợp với các bác sĩ tại chỗ hoạt động rất trơn tru”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trong cuộc chiến khống chế dịch bệnh COVID-19 tại TP Đà Nẵng, ngoài sự hỗ trợ đắc lực của Trung ương, các địa phương thì sự hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp cũng đóng góp quan trọng không kém.

Thứ trưởng nói: “Khi các doanh nghiệp nhận được những đề xuất, lập tức họ đã chuyển thẳng máy chạy thận nhân tạo, trang thiết bị hồi sức cấp cứu đến Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, đã chuyển máy hồi sức cấp cứu, máy thở đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Những máy móc, hệ thống đó đã giúp anh em ngành y có thêm những ‘vũ khí’ rất mạnh để chúng ta có thể tăng thêm khả năng điều trị cho người bệnh”.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.