Song Khê - làng Tiến sỹ bên sông Thương

(PLVN) - Ngày 18/6/2021, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1901/QĐ-BVHTTDL công nhận xếp hạng Di tích quốc gia đối với di tích lịch sử mộ và đền thờ Tiến sĩ Đào Toàn Bân ở xã Song Khê, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Song Khê - miền quê được bao bọc bởi sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam có tới 13 vị Tiến sỹ được ghi danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, làm nên miền đất học nức tiếng.

Tiến sỹ Đào Toàn Bân - “đại sư vô nhị”

Theo sử sách ghi lại, Tiến sĩ Đào Toàn Bân (1308-1386, còn gọi là Đào Toàn Mân, Đào Toàn Phú), là danh nhân khoa bảng, nhà giáo tiêu biểu đời Trần. Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, sách vở đọc qua một lần là thuộc. Mới 16 tuổi (1324), ông thi Hương và đỗ đầu. Ông được xem là người đầu tiên mang vinh quang khoa bảng về quê, đồng thời là tấm gương động viên lớp hậu sinh noi theo học tập, tạo nên truyền thống hiếu học của vùng đất này cho đến ngày nay.

Dù đỗ đạt sớm nhưng Đào Toàn Bân không ra làm quan mà mở trường dạy học, trước làm kế sinh nhai, sau có thời gian đọc thêm sách thánh hiền. Ông tâm sự: “Bể học mênh mông, chỉ tiếc đời người có hạn”, nên lúc nào tay cũng cầm cuốn sách. Nhiều người thấy cuộc sống của ông nhà giáo nghèo luôn thiếu trước hụt sau nên khuyên ra làm quan, vừa ấm thân vừa có quyền cao chức trọng, ông lắc đầu, quyết làm theo sở nguyện của mình.

Năm 1352, vua Trần Dụ Tông mở khoa thi thái học sinh. Đào Toàn Bân cũng chưa có ý định đi thi, thì một hôm vợ ông nói: “Phu quân đã bao năm đèn sách, kinh nghĩa trong thiên hạ chắc đã đủ đầy, sẵn lần này triều đình mở khoa thi nên thử một phen, chứ đợi đến lần sau thiếp e không còn cơ hội”. Năm đó Đào Toàn Bân đã 44 tuổi. Hiểu ý vợ, ông liền đăng ký dự thi và đỗ tiến sĩ đệ nhị giáp. Lại lần nữa dân làng Song Khê tự hào và ca ngợi ý chí học tập của ông.

Sau khi được bổ làm quan ở Phủ Thiên Trường (thị trấn Cỗ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định ngày nay), ông đã đưa một phần gia đình xuống đây và vận động nhân dân khai hoang lập ấp, lấy tên là làng Song Khê để nhớ về quê cũ của mình. Sau này, ông được thăng đến chức Lễ Bộ thượng thư, Tham tri thẩm hình viện sự.

Tuy ra làm quan to nhưng Đào Toàn Bân vẫn dành thời gian dạy học. Việt Nam thế kỷ 14, trường học hiếm hoi, thầy giáo giỏi lại càng hiếm hoi. Phần lớn những người đỗ đạt đều tham gia vào việc dạy học. Lớp học thường mở tại nhà thầy, từ vài trò đến hàng trăm, tuỳ uy tín và tiếng tăm của thầy.

Tại Khoa thi đình năm 1374, cả kinh thành Thăng Long như chấn động vì ba ngôi đầu bảng vàng: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa đều lọt vào học trò của nhà giáo họ Đào. Trạng nguyên là Đào Sư Tích (con trai ông), bảng nhãn là Lê Hiến Phủ, thám hoa là Trần Đình Thám. Chưa kể có thêm một học trò nữa đỗ tiến sĩ là Lê Hiến Tứ. Chuyện xưa nay hiếm trong lịch sử khoa bảng vậy.

TS Đào Sư Tích sau này làm đến Nhập nội hành khiển. Trần Đình Thám làm đến chức Trung thư thị lang kiêm Tri thẩm hình viện sự, sau này có đi sứ nhà Minh. Lê Hiến Giản và Lê Hiến Tứ là hai anh em sinh đôi. Hiến Giản làm quan đến chức Thị lang đại học sĩ, Tri thẩm hình viện trông coi việc pháp luật của triều đình; Lê Hiến Tứ làm quan Hạ đại phu và được vua điều đi trấn thủ Cao Bằng, có công dẹp giặc tại vùng Quảng Nguyên (nay là tỉnh Quảng Ninh), được thăng chức Trung lang tướng quân và Trấn nam tướng quân.

Đương thời, danh sư Chu Văn An nghe tin cũng bày tỏ sự thán phục tài năng và công lao giảng dạy của nhà giáo Đào Toàn Bân, đã tặng ông bốn chữ “Đại sư vô nhị” (người thầy có một không hai).

Sau khi Đào Sư Tích thi đỗ trạng nguyên, được vào bái yết vua Trần Duệ Tông. Vua hỏi: “Trạng nguyên do ai dạy bảo?”. Sư Tích thưa: “Dạ, do chính cha thần dạy dỗ”. Vua bèn cho vời nhà giáo Đào Toàn Bân vào triều.

Để thử tài nhà giáo họ Đào, vua ra vế đối: “Viên ngoại ba tiêu, vô phu quân, tứ thời hữu kết” (Cây chuối ngoài vườn, không có chồng, mà bốn mùa kết trái). Nhà giáo Đào Toàn Bân ứng đối ngay: “Mộc tại nguyệt thiên, vô thổ bồi, bát tiết giai xuân”. (Cây mọc ở cung trăng, không đất bồi, mà tám tiết tốt tươi).

Nghe xong, vua hết sức ngợi khen và ban cho bức trướng đề năm chữ “Phụ tử đồng đăng khoa” (Cha con cùng thi đỗ) kèm theo vế đối: “Phụ đăng khoa, tử đăng khoa, phụ tử kế đăng khoa chi nghiệp” (Cha đỗ, con đỗ, cha con nối nhau làm nên sự nghiệp học vấn đỗ đạt). Dòng họ Đào ở Song Khê hiện còn lưu giữ cuốn gia phả ghi chép về hai danh nhân khoa bảng họ Đào, cả hai cha con đều làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ...

Năm Bính Dần (1386), ở tuổi 76 nhưng nhà giáo Đào Toàn Bân vẫn say mê với công việc dạy học. Tuy nhiên, cũng năm đó có lẽ do làm việc nhiều ông bị đột quỵ qua đời. Thi hài ông được đưa về quê an táng tại khu đồng Mối, nhân dân vẫn gọi là Bãi Trạng, nay thuộc địa bàn thôn Lim Xuyên, xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái (thứ 6 từ trái qua) và TBT Báo Pháp luật Việt Nam Đào Văn Hội trong một lần về thăm nhà thờ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái (thứ 6 từ trái qua) và

TBT Báo Pháp luật Việt Nam Đào Văn Hội trong một lần về thăm nhà thờ.

Ngày nay, trong nhà thờ của dòng họ Đào ở làng Song Khê, xã Song Khê còn lưu hai câu đối ca ngợi tài năng trên đường khoa cử của hai cha con họ Đào: “Song Khê miếu đường lưu vạn đại. Trần triều khoa giáp đệ nhất môn” và “Khoa giáo thiên thu, gia phụ tử. Thanh danh vạn cổ, quốc quân thần”.

Còn tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định, người dân lập đền thờ, tôn ông làm Thành Hoàng vì có công khai khẩn đất hoang lập nên địa phương này.

Với những công trạng hiển hách vinh danh quê hương, đất nước, ngày 18/6/2021, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1901/QĐ-BVHTTDL công nhận xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử mộ và đền thờ Tiến sĩ Đào Toàn Bân ở xã Song Khê, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Làng quê của “vạn vật danh hương”

Song Khê vốn là một làng cổ thuần nông, có truyền thống hiếu học từ sớm, trước kia thuộc huyện Yên Dũng, nay là xã Song Khê, TP. Bắc Giang. Theo các bậc cao niên, cổng làng xưa có bốn chữ “Vạn vật danh hương”, làng nổi tiếng về văn hoá, văn chương, lễ nhạc... Ở Song Khê nhiều người còn thuộc nằm lòng những câu ca cổ để lại nói lên truyền thống khoa bảng của làng quê này: “Trai thì đọc sách ngâm thơ/Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa/ Gái thì giữ việc trong nhà/ Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa”.

Những người con vùng đất này tự hào khi người khai khoa cho sự nghiệp khoa bảng của tỉnh Bắc Giang được vinh danh tại đây là Nguyễn Viết Chắt quê tại xã Tài Yên - Yên Dũng đã đỗ nhất Tiến sỹ (đại khoa) khoa thi năm Mậu Thìn 1088, sau khoa thi thứ nhất 13 năm. Và nữa, bia tiến sỹ đầu tiên dựng ở Văn Miếu năm Nhâm Tuất 1442 là do tiến sỹ Thân Nhân Trung soạn, cũng là một người con ưu tú của Bắc Giang, có nguồn gốc gia đình tại xã Yên Hồng - Yên Dũng với câu nói bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Chỉ riêng làng Song Khê có các Trạng nguyên, Thám hoa, Tiến sĩ: Quách Nhẫn (đỗ Thám hoa năm 1275), Đào Toàn Bân (thân sinh của Đào Sư Tích, đỗ Tiến sĩ- 1352), Đào Sư Tích (đỗ Trạng nguyên- 1374), Đào Thục Viện (đỗ Tiến sĩ - 1502), Ninh Triết (đỗ Tiến sĩ - 1571)… Những năm sau, làng Song Khê có nhiều người đỗ đạt làm quan nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là cha con tiến sĩ Đào Toàn Bân và Đào Sư Tích (thế kỷ XIV). Tiếp nối truyền thống của cha ông, đến nay xã Song Khê có hơn 300 người đỗ đại học, 9 tiến sĩ, gần 40 người được phong hàm cấp tá.

Theo ông Đào Văn Họp, Trưởng Ban Khuyến học dòng họ Đào Văn, xã Song Khê thì: “Các tiến sĩ Đào Toàn Bân và Đào Sư Tích là tấm gương sáng để các thế hệ dòng họ Đào Văn noi theo. Hiện trong dòng họ có Tiến sĩ Đào Văn Hội sinh sống và làm việc ở Hà Nội, 6 thạc sĩ và hàng chục cháu đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Đây là đội ngũ kế cận sẽ tiếp nối truyền thống của dòng họ”.

Ngoài học hành đỗ đạt, Song Khê cũng có rất nhiều người con đi theo cách mạng, làm rạng rỡ quê hương. Đó là Nguyễn Khắc Nhu, một chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20 và là một trong những trụ cột của Việt Nam Quốc dân Đảng thời kỳ trước năm 1930. Tiếp đó là Ninh Văn Phan, nhà hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, một chính khách. Và Nguyễn Khắc Đạm, con trai của nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu, một nhà nghiên cứu sử học nổi tiếng ở thế kỉ 20…

Đến Song Khê, bạn sẽ gặp một không gian mênh mông lúa hát, mang nhiều nét truyền thống của một vùng đất cổ, nơi xa xa là dãy Nham biền với 99 ngọn núi huyền thoại tựa những lớp trầm tích về văn hóa, lịch sử. Ở đó là những danh nhân mãi mãi là niềm tự hào, tiếp nối qua nhiều thế hệ hôm qua và hôm nay của đất và người Kinh Bắc…

Trong năm qua, cán bộ và nhân dân thôn Song Khê 1, Song Khê 2 đã hiến trên 1.000m2 đất mở rộng đường giao thông liên thôn, liên xóm, huy động hàng ngàn ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt làng quê có nhiều khởi sắc.

Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn đạt 100%, cả 03 trường: THCS, Tiểu học, Mầm non đều đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 92,4%; tỷ lệ thôn văn hóa đạt 75%, xã liên tục đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và bền vững. Các chính sách an sinh xã hội, trợ cấp, giúp đỡ đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện kịp thời, hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.