Sở Tư pháp Hải Dương triển khai công tác tư pháp năm 2019

(PLVN) - Chiều ngày 22/1, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cùng đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tham dự Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2019 của Sở Tư pháp Hải Dương. 

Tại buổi hội nghị còn có sự tham gia của ông Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hảu Dương; ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tich UBND tỉnh Hải Dương; ông Ngô Quang Giáp, Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ ngành Tư pháp và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban MTTQVN tỉnh và các sở ban ngành, chính quyền các cấp ở Hải Dương.

Báo cáo tình hình công tác tư pháp năm 2018, ông Ngô Quang Giáp, Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương cho biết, ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018 trên địa bàn tỉnh, trong Kế hoạch xác định 08 nhóm nhiệm vụ cụ thể và 09 nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, thực hiện trên các lĩnh vực công tác tư pháp. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 18 Kế hoạch chuyên đề về các nhiệm vụ xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); pháp chế; quản lý xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL); phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở ...; ban hành 28 văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tư pháp. 

Nhìn chung, trong năm 2018, các mặt công tác tư pháp đã được Sở Tư pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời; tổ chức thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. Sở Tư pháp và các đơn vị trong ngành đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan hữu quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác chỉ đạo, điều hành có định hướng cụ thể; các Kế hoạch công tác năm, kế hoạch công tác chuyên đề ở từng lĩnh vực, Chương trình công tác trọng tâm được xây dựng chi tiết, ngay từ đầu năm. 


Các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện như: Tiến hành sửa đổi bổ sung hệ thống Quy chế làm việc; xây dựng, thẩm định, tham gia ý kiến Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Tiếp cận thông tin và các Luật mới được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ tư; ban hành Kế hoạch thực hiện các Đề án phổ biến giáo dục pháp luật pháp luật theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp; tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước theo chức năng theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính; quản lý chặt chẽ tổ chức và hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp; kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng; thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý của ngành tư pháp.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương cũng nêu rõ những hạn chế, yếu kém của ngành tư pháp Hải Dương như: Trong công tác xây dựng văn bản QPPL vẫn còn cơ quan, địa phương chỉ chú trọng đến quy định của pháp luật chuyên ngành mà ít quan tâm đến các văn bản QPPL quy định thẩm quyền chung như Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 dẫn đến tình trạng đã tham mưu ban hành văn bản không phù hợp, chưa đúng với quy định của pháp luật hiện hành; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên môn tham mưu giúp việc cho HĐND, UBND, nhất là ở cấp huyện trong việc soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL chưa được thường xuyên, chặt chẽ.

Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật tại một số địa phương đơn vị còn mang tính hình thức; công tác thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát,… tình hình thi hành pháp luật còn chưa thường xuyên. Một số chủ đề thuộc lĩnh vực trọng tâm trong theo dõi thi hành pháp luật năm 2018 còn chung chung, không cụ thể dẫn đến khó thực hiện trên thực tế. Công tác xử lý vi phạm hành chính còn nhiều sai sót, công tác kiểm tra chưa làm thường xuyên.

Số lượng Giám định viên tư pháp còn hạn chế; cơ sở vật chất, một số trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định tư pháp còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ. Chưa tổ chức được các lớp tuấn huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác Giám định tư pháp. 

Một số quy định của pháp luật trong lĩnh vực Thừa phát lại còn bất cập so với thực tế như quy định về hồ sơ cấp đăng ký hoạt động của Văn phòng thừa phát lại dẫn đến quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Công tác chỉ đạo và triển khai phong trào thi đua ở một vài đơn vị còn chưa được chủ động, sáng tạo. Việc phối hợp triển khai các phong trào thi đua giữa chính quyền và các tổ chức chính trị, đoàn thể ở một vài đơn vị chưa được chặt chẽ....

Ông Giáp cho biết, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra giám sát việc thực hiện của thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị còn chậm trễ, thiếu quyết liệt, cách thức triển khai chưa khoa học và thiếu sự phối hợp trong việc tham mưu tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; Khối lượng dự thảo văn bản phải thẩm định nhiều; nội dung tham gia và thẩm định liên quan đến nhiều văn bản QPPL chuyên ngành, xem xét nhiều căn cứ pháp lý, nội dung phức tạp, thời gian thẩm định văn bản hạn chế; Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, công tác theo dõi thi hành pháp luật còn nhiều bất cập; việc phát hiện và xử lý đối với một số sai phạm trong hoạt động tư pháp, đặc biệt trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp còn gặp nhiều khó khăn; Kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, như: Kinh phí tập huấn, kinh phí dành cho hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật…

Ngoài ra, 10 nhiệm vụ trọng tâm và 6 giải pháp chủ yếu trong công tác tư pháp trong năm 2019 cũng đã được lãnh đạo Sở Tư pháp trình bày để toàn ngành xác định mục tiêu phấn đấu, tiếp tục hoàn thành vượt chỉ tiêu và đạt kết quả cao hơn nữa trong năm công tác mới. 

Tham luận tại hội nghị, ông Vũ Đức Hạnh, Trưởng phòng pháp chế ( Sở Giao thông vận tải Hải Dương) cho biết, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ đã tăng rất nhanh, nhưng ý thức chấp hành pháp luật của nhiều người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ còn hạn chế đã trực tiếp ảnh hưởng đến tình trật tự, an toàn giao thông, gây tai nạn giao thông. 

Điển hình là vụ tai nạn thương tâm vừa xảy ra vào ngày 21/1/2019 tại xã Kim Lương, huyện Kim Thành đã làm 8 người tử vong và 7 người bị thương; ngoài ra với số lượng người và phương tiện giao thông quá lớn dẫn đến việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng ngày càng khó khăn, nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lý kịp thời. 

Để khắc phục tình trạng này, ông Hạnh đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra, phát hiện và xử phạt “nguội” vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, có cơ chế xã hội hoá lắp đặt các trang thiết bị giám sát giao thông, sau đó hoàn trả bằng nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính. Đề nghị Bộ Tư pháp xem xét đề xuất bổ sung Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính...

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà Sở Tư pháp Hải Dương đã đạt được
 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà Sở Tư pháp Hải Dương đã đạt được

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà Sở Tư pháp Hải Dương đã đạt được. Những ý kiến tham luận tại hội nghị đều rất thẳng thắn, chặt chẽ, bám sát thực tế.

Theo Thứ trưởng, không chỉ riêng Hải Dương mà trên toàn quốc ngành tư pháp hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính. Vì vây, năm 2019, Thứ trưởng đề nghị công tác tư pháp tại Hải Dương cần gắn chặt với nhân dân nhất là cấp cơ sở; Trong bối cảnh Hải Dương đang phát triển kinh tế xã hội rất lớn nên cần phát huy các yếu tố pháp lý, đặc biệt yếu tố con người. Bởi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Vì vậy, đội ngũ cán bộ tư pháp Hải Dương phải trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Nhân dịp này thay mặt Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tặng Cờ thi đua ngành Tư pháp cho Sở Tư pháp Hải Dương và bằng khen cho các cá nhân, tập thể ngành tư pháp Hải Dương. Đồng thời, Thứ trưởng mong muốn các ban ngành tỉnh Hải Dương sẽ quan tâm, hỗ trợ để ngành tư pháp ngày một phát triển. Cũng tại hội nghị này, nhiều cá nhân, tập thể của Sở Tư pháp Hải Dương còn vinh dự nhân được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho những thành tích đã đạt được.


Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu trân trọng ghi nhận, cảm ơn sự quan tâm của Bộ Tư pháp đã dành cho tỉnh Hải Dương. Ông Cầu đề nghị Bộ Tư pháp sẽ có giải pháp, phương hướng tạo điều kiện, giúp đỡ để công tác tư pháp Hải Dương ngày một phát triển. Đối với Sở Tư pháp Hải Dương cần khắc phục những hạn chế, thiếu sót, tham mưu tích cực cho UBND tỉnh từ đó có những bước tiến mang tính đột phá. 


Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.