Số điện thoại 'đẹp' sẽ do người dân quyết định

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 6/9, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 9. Cùng tham dự có Thứ trưởng Phạm Đức Long.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về việc đấu giá số điện thoại “đẹp”, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết, Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đã quy định cụ thể về tài nguyên viễn thông được cấp qua hình thức đấu giá như mã mạng di động mặt đất, số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất, số dịch vụ giải đáp thông tin… Đây là những nội dung liên quan đến việc đấu giá kho số.

Ngoài ra, Dự thảo Luật quy định cách thức xác định giá khởi điểm cho từng loại kho số, bảo đảm tính minh bạch và việc thực thi khi Luật được ban hành. Ông Nhã nhấn mạnh, việc đấu giá tài nguyên viễn thông (bao gồm số thuê bao “đẹp”) sẽ do thị trường lựa chọn và quyết định.

Bổ sung thêm, Thứ trưởng Phạm Đức Long nêu rõ, kho số viễn thông là tài nguyên đặc biệt nhưng chưa đấu giá được vì phải theo quy định của Luật Đấu giá tài sản như quy định phải lấy mẫu quốc tế - tham chiếu ít nhất 3 nước mà trên thế giới chỉ có 2 nước thực hiện đấu giá kho số nên ta không tham chiếu được.

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) dự kiến sẽ quy định số đẹp là do người dân tự quyết, cơ quan chức năng niêm yết số một cách công khai, người dân thích số nào thì chọn số đó; mức khởi điểm là cố định, không phải tham chiếu các nước… và từ đấy đấu giá lên, ai trả cao nhất sẽ sở hữu số này, còn lại cấp cho doanh nghiệp.

Cũng tại buổi họp báo, trả lời về hiện tượng mã QR độc hại, ông Nguyễn Duy Khiêm, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, mã QR đã và đang ngày càng phổ biến khắp mọi nơi, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2022, thanh toán qua mã QR tăng tới hơn 225% về số lượng và trên 243% về giá trị so với năm 2021. Điều này cho thấy phương thức thanh toán sử dụng mã QR đang ngày càng quen thuộc với người tiêu dùng.

Cùng với xu hướng phổ biến của phương thức thanh toán sử dụng mã QR, tình trạng lừa đảo bằng mã QR cũng được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí đã xuất hiện cả ở Việt Nam trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Duy Khiêm cho rằng, tại Việt Nam, vào đầu tháng 8 vừa qua, một số ngân hàng đã phát cảnh báo tình trạng lừa đảo thẻ tín dụng thông qua mã QR. Cảnh báo cho biết kẻ gian sau khi kết bạn qua mạng xã hội để trao đổi với nạn nhân sẽ gửi mã QR để người dùng quét. Mã này dẫn tới các website giả mạo ngân hàng, trong đó yêu cầu người dùng nhập thông tin như họ tên, số căn cước công dân, tài khoản, mã bí mật hoặc OTP. Từ đó, người dùng bị chiếm tài khoản.

So với đường link độc hại truyền thống, mã QR có lợi thế là có thể chèn trực tiếp vào email, tin nhắn mà không bị các bộ lọc chặn lại, từ đó dễ dàng tiếp cận người dùng. Trên thực tế, bản chất QR Code không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để truyền tải nội dung. Người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi quét mã QR Code.

Ông Nguyễn Duy Khiêm khuyến nghị, trước tiên, người dùng cần thận trọng trước khi quét mã QR Code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email. Người dùng cũng cần xác định và kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR; xem xét kỹ nội dung trang web mà mã QR đưa tới; kiểm tra đường link xem có bắt đầu với “https”, có phải tên miền quen thuộc hay không.

Bên cạnh đó, người dùng tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; cần sử dụng trình quản lý mật khẩu, xác thực 2 yếu tố và các phương thức bảo vệ khác cho tài khoản. Ông Nguyễn Duy Khiêm cũng khuyến cáo người sử dụng và đề nghị các cơ quan đơn vị cung cấp mã cần có cảnh báo người dùng, đưa ra các giải pháp xác minh đối với giao dịch bất thường, thường xuyên kiểm tra các mã ở công cộng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lợi thế để đón đầu sự phát triển công nghệ cao

Các đại biểu tại phiên thảo luận chuyên đề “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, có quan hệ tốt với các nước…, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.

Làm gì để không bị gián đoạn liên lạc trước thời điểm tắt sóng 2G?

Làm gì để không bị gián đoạn liên lạc trước thời điểm tắt sóng 2G?
(PLVN) - Theo lộ trình tắt sóng 2G của Bộ TT&TT, ngày 16/9 tới đây, các nhà mạng trong nước sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G, đồng nghĩa với việc người dùng các điện thoại chỉ hỗ trợ mạng 2G sẽ không thể đăng nhập mạng dẫn đến gián đoạn liên lạc nếu không nâng cấp điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết chính xác điện thoại của mình đã đáp ứng quy định mới hay chưa.

Phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số 2024

Lễ phát động Cuộc thi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 28/8, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VECOMNET) với sự hỗ trợ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức buổi Lễ phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số 2024 (Digital Business Contest).

Hệ sinh thái VNPT Cloud: Hướng tới tương lai kết nối toàn diện

Hơn 500 kỹ sư chuyên môn cao của VNPT sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
(PLVN) - Trong bối cảnh điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT ra mắt VNPT Cloud - Hệ sinh thái Điện toán đám mây toàn diện, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến, an toàn và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp bứt phá và phát triển mạnh mẽ.

"Chim bạc" năng lượng mặt trời có khả năng phát sóng Internet

Sceye HAPS đang rời khỏi nhà chứa máy bay (Ảnh: New Atlas)
(PLVN) - Sceye, một công ty hàng không vũ trụ có trụ sở tại Roswell, New Mexico, Mỹ, đã giới thiệu Sceye HAPS (High-Altitude Platform Station), một "chim bạc" khổng lồ dài 65 mét, chứa đầy khí heli và được thiết kế để cất cánh thẳng đứng, sau đó bay lên độ cao từ 18.288 đến 19.812 mét.

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (telco) đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi xanh. Trong xu thế đó, cùng với lộ trình chuyển đổi từ một telco sang techco, Tập đoàn VNPT cũng đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội và đất nước.

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển từ xu hướng IoT 2024

Dựa trên IoT Platform, VNPT đã xây dựng nhiều giải pháp IoT tiên tiến
(PLVN) - Năm 2024 là năm đột phá của công nghệ Internet of Things (IoT) với sự kết hợp mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G và học máy (Machine Learning). Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng này để tận dụng cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.