Truyền thông Chính sách

Sẽ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý

(PLVN) -Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý (TGVPL).

Theo Cục Trợ giúp pháp lý, đến nay toàn quốc đã có 673 viên chức được bổ nhiệm và xếp vào chức danh nghề nghiệp viên chức TGPL (58 TGVPL hạng II và tương đương, 615 TGVPL hạng III và tương đương. Hiện nay, số lượng TGVPL đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thăng hạng từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I ngày càng tăng. Là viên chức nhà nước thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, TGVPL có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng nhằm góp phần bảo đảm công lý cho người dân và thực hiện trách nhiệm xã hội của Nhà nước. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể hóa việc tổ chức thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL để vừa bảo đảm quyền lợi hợp pháp vừa động viên, thu hút chức danh nghề nghiệp đặc thù này.

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Thực hiện quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP và để hướng dẫn áp dụng thống nhất việc thi, xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp TGVPL Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, xây dựng Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi, xét thăng hạng và nội dung, hình thức, việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL. Hồ sơ dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi, xét thăng hạng và nội dung, hình thức, việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL đã đươc hoàn thiện và trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét ký ban hành.

Tuy nhiên, ngày 07/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP quy định bỏ hình thức thi thăng hạng, tất cả việc thăng hạng được thực hiện thông qua hình thức xét thăng hạng và tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 85/NĐ-CP quy định “Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý”. Vì vậy, Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL phù hợp với quy định tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Theo quy định chung về pháp luật viên chức, TGVPL được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện: Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL theo quy định của pháp luật; Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL hạng thấp hơn hạng liền kề với hạng đăng ký dự xét thăng hạng; Được đánh giá xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề với năm nộp hồ sơ dự xét thăng hạng; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL theo quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BTP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL; Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL hiện giữ theo quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BTP.

Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Đánh giá việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL dự xét và có hồ sơ đăng ký dự xét theo quy định. Hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Thẩm định hồ sơ.

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL được thực hiện thông qua Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định thành lập.

Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức TGVPL là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử số lượng viên chức TGVPL dự xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng đã được phê duyệt thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

70 năm xây dựng và phát triển Hội Luật gia Việt Nam

Tập thể Ban Thường vụ Hội Luật gia khóa XIV nhiệm kỳ 2024 – 2029 (ảnh chụp tại Đại hội Đại biểu Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV ngày 14/1/2025).
(PLVN) - Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).