Sẽ “mạng hóa” thông tin liên quan đến quản lý thị trường

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lực lượng mỏng, địa bàn quản lý rộng nên Tổng cục Quản lý thị trường xác định ứng dụng công nghệ thông tin là con đường ngắn nhất và duy nhất để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong công cuộc phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại hiện nay.

Một đội quản lý 4-5 huyện

Thực tế hiện nay, cứ nói đến thị trường nội địa là tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường (QLTT). Bởi về nguyên tắc, bất kể nơi đâu xuất hiện sự giao dịch hàng hóa thì buộc phải có mặt của lực lượng QLTT, kể cả hải đảo xa xôi hay là khu vực vùng cao, dân tộc ít người.

Do đó, lực lượng QLTT đang tồn tại một khó khăn cực lớn “người thì ít nhưng địa bàn quản lý lại rất rộng”, trong khi lực lượng nay vẫn được kỳ vọng là lực lượng chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. 

“Toàn lực lượng chỉ có 376 đội với khoảng 6.000 kiểm soát viên. Hiện nay, trung bình mỗi đội QLTT phải phụ trách tối thiểu là 2 huyện, cá biệt có đội phụ trách 3-4, thậm chí đến 5 huyện. Có những địa bàn vùng xa ở Tây Bắc, một số tỉnh miền Trung, địa bàn bán kính 200-300 km trong khi cơ sở vật chất rất thiếu thốn nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bình ổn thị trường, chống gian lận thương mại. Nhiều nơi, nhiều đội phải chạy hàng chục đến trăm cây số bằng xe máy khi thực hiện nghiệp vụ” - ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết.

Trong khi đó, những đối tượng buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển cực mạnh như hiện nay.

Các đối tượng thường tận dụng mọi thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ internet để kinh doanh các mặt hàng vi phạm; Đồng thời cũng tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin. 

Do đó, theo ông Linh, trong bối cảnh này, Tổng cục luôn xác định phải nâng cao năng lực, trình độ cho kiểm soát viên, phải ứng dụng CNTT, phải hiện đại hóa trong công tác quản lý, nhất là đối với mô hình ngành dọc xuyên suốt như hiện nay thì việc điều hành, xử lý công việc càng phải đồng bộ và nhanh nhất. 

Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin

Trong thời gian vừa qua, Tổng cục QLTT đã thay đổi đáng kể cung cách quản lý công việc trong quy trình nội bộ. Theo đó, hiện nay, khoảng 6.000 cán bộ, công chức đều “làm việc trên mạng”, tất cả các trao đổi, công văn đến, công văn đi đều trao đổi qua mạng. Gần đây lực lượng này cũng đã xây dựng xong và vận hành Hệ thống xử phạt vi phạm hành chính trên mạng để mỗi kiểm soát viên khi truy cập có thể nắm bắt ngay được “lịch sử” của “đối tượng” bị phạt, nắm được diễn biến kiểm tra, xử phạt trên toàn quốc.

Ông Linh cho biết, áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động nghiệp vụ giúp công chức có thể quản lý cá nhân, tổ chức; Quản lý kế hoạch kiểm tra; Quản lý tiếp nhận, xử lý thông tin; Quản lý hồ sơ vụ việc; Tra cứu; Thống kê báo cáo. Đây là hệ thống hoàn toàn mới đối với công chức thực thi, giúp xóa bỏ hoàn toàn những hạn chế so với cách xử lý thông thường trong việc quản lý, lưu trữ, thu thập thông tin, hoặc đánh giá, báo cáo mỗi khi công chức muốn tìm lại hồ sơ vụ việc cũng như trình phê duyệt.

“Ví dụ cần tìm thời điểm một cơ sở kinh doanh bị phạt, ai là người ra quyết định xử phạt? Xử phạt hành vi gì? Xử phạt bao nhiêu tiền? Mặt hàng bị phạt ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được trao đổi, chia sẻ trong lực lượng, giống như một dữ kiện có thể mang tính dự báo, cảnh báo trong nội bộ lực lượng về một đối tượng, doanh nghiệp nào đó. Điều này tạo điều kiện rất tốt trong việc ngăn chặn, phòng ngừa hành vi gian lận thương mại” - ông Linh phân tích. 

Được biết, trong năm 2021, Tổng cục QLTT sẽ ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý địa bàn. Tất cả các cơ sở kinh doanh sẽ có trên hệ thống theo dõi, chi tiết đến từng cửa hàng, mặt hàng buôn bán gồm những gì để quản lý tốt hơn, giúp công tác kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt các đối tượng kinh doanh chính xác và nhanh hơn. Đáng chú ý sẽ triển khai hệ thống để nhận tin tức từ người dân phản ánh về hàng giả, hàng nhái.

Theo ông Linh, điều này sẽ giúp cho công tác sàng lọc tốt hơn, thời gian xử lý xác minh thông tin nhanh hơn, chính xác hơn trước khi đưa ra quyết định kiểm tra. Bên cạnh đó, Tổng cục QLTT đã và đang triển khai từng bước xây dựng các hệ thống điện tử khác như quản lý nhân sự - thi đua, khen thưởng, hệ thống chứng từ điện tử, hệ thống phân biệt hàng thật, hàng giả, hệ thống tổng hợp dữ liệu phục vụ lãnh đạo ra quyết định, hệ thống thi sát hạch…

Lực lượng QLTT phải có mặt ở bất kể địa điểm nào trong thị trường nội địa. 

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống sẽ có thêm nguồn lực tài chính để nâng cấp, cải tạo. (Ảnh: Ngọc Hiền)

Có thể dùng nhiều nguồn tài chính đầu tư chợ truyền thống

(PLVN) - Trong xu thế chợ truyền thống đang bị lấn át bởi hệ thống phân phối hiện đại và thương mại điện tử, việc thay đổi chính sách, qua đó mở rộng đầu tư chợ truyền thống được xem là cơ hội để loại hình thương mại này lấy lại được vị thế...

Đọc thêm

VNPT cắm cờ Việt Nam trên bản đồ trí tuệ nhân tạo thế giới

Một bài thi trong hạng mục phát hiện vật thể từ camera mắt cá tại AI City Challenge 2024.
(PLVN) - Nền tảng nhận diện hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo VNPT SmartVision đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam vừa giành thắng lợi toàn diện tại đấu trường AI City Challenge 2024 uy tín thế giới là bước khẳng định mạnh mẽ cho trí tuệ Việt Nam.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí

 VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí
(PLVN) - Thực hiện chủ trương tắt sóng 2G của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 9/2024 tới đây, VinaPhone triển khai loạt ưu đãi khách hàng nâng cấp lên điện thoại 4G miễn phí và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác để duy trì liên lạc mà không phải lo lắng về chi phí.

Ngân hàng nhà nước cũng tăng giá vàng

Giá vàng nhẫn có lúc vượt giá vàng miếng SJC.
(PLVN) - Sau khoảng 30 phiên giữ nguyên giá bán, hôm qua (18/7/2024) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng giá lần đầu tiên (với mức tăng hơn 3 triệu/lượng) kể từ khi chính thức tham gia điều tiết thị trường vàng nhằm kéo giảm mức chênh lệch giữa vàng trong nước với giá vàng thế giới.

Phát động chiến dịch ‘Nhận diện lừa đảo’

6 hình thức lừa đảo trực tuyến được tập trung truyền thông trong chiến dịch năm 2024.
(PLVN) - Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.