Sau scandal, nghiên cứu mới vẫn khẳng định hydroxychloroquine chẳng mấy tác dụng với điều trị COVID-19

Hydroxychloroquine là một loại thuốc chống sốt rét và viêm khớp dạng thấp cũ.
Hydroxychloroquine là một loại thuốc chống sốt rét và viêm khớp dạng thấp cũ.
(PLVN) - Một nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên ở Anh cho thấy, hydroxychloroquine không có mấy hiệu quả để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các nhà nghiên cứu công bố hôm 5/6. 

Hydroxychloroquine, một loại thuốc trị sốt rét và viêm khớp dạng thấp hàng thập kỷ, đã được các nhân vật cao cấp, trong đó có Tổng thống Mỹ quảng cáo là "kẻ thay đổi cuộc chơi" trong cuộc chiến đối phó với virus corona chủng mới và đã được đưa vào một số thử nghiệm lâm sàng. 

Song tác dụng của Hydroxychloroquine đối với điều trị COVID-19 vẫn đang gây tranh cãi cả trên diễn đàn chính trị và khoa học. 

1.542 bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên dùng hydroxychloroquine và so với 3.132 bệnh nhân được chăm sóc theo phác đồ không có hydroxychloroquine, phần còn lại sử dụng các phương pháp điều trị khác trong nghiên cứu.

Sau 28 ngày điều trị, 26% bệnh nhân tử vong đã được điều trị bằng hydroxychloroquine, trong khi tỷ lệ tử vong của nhóm đối chứng là 24%.

Hiện có hơn 11.000 bệnh nhân từ 175 bệnh nhân ở Anh được lựa chọn ngẫu nhiên để thử nghiệm một loạt các loại thuốc. Trong đó, Đại học Oxford đã tiến hành thử nghiệm về khả năng Hydroxychloroquine điều trị COVID-19 có quy mô lớn nhất đến nay. 

Nhóm nghiên cứu nhận thấy "không có sự khác biệt đáng kể" về tỷ lệ tử vong sau 28 ngày giữa hai nhóm, trong khi cũng không có bằng chứng nào cho thấy hydroxychloroquine sẽ rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân hay cũng không có bằng chứng hydroxychloroquine  sẽ gây ra rủi ro lớn hơn.

Một trong những nhà nghiên cứu chính Martin Landray tuyên bố, tỷ lệ bệnh nhân tử vong sau khi được điều trị bằng hydroxychloroquine vẫn khoảng 25% như nhóm những bệnh nhân chỉ được điều trị thông thường xuyên. Ông Martin Landray khẳng định, "hydroxychloroquine không phải là phương pháp điều trị (COVID-19) phù hợp".

Do đó, Đại học Oxford đã tuyên bố "sẽ ngừng sử dụng hydroxychloroquine điều trị cho bệnh nhân COVID-19 "với hiệu quả ngay lập tức" và sẽ tiếp tục đánh giá ba phương pháp điều trị COVID-19 tiềm năng khác.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét và công bố kết quả thử nghiệm sớm hơn dự định theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược Hoa Kỳ.

Tháng trước, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lancet cũng cho thấy hydroxychloroquine làm tăng nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân COVID-19, khiến Tổ chức Y tế Thế giới tạm dừng nghiên cứu về hydroxychloroquine. Tuy nhiên, sau khi Lancet rút lại tuyên bố này hôm 4/6 thì WHO đã khởi động lại nghiên cứu về hydroxychloroquine.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.