Sắp xử vụ án “đốt gạch” tại Bắc Ninh, chưa rõ... hội thẩm

 Theo Quyết định số 18/2011/HSST của TAND tỉnh Bắc Ninh ngày 23/3/2010 thì phiên toà xét xử nguyên Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Gia Bình (Bắc Ninh) Trần Thế Thụ và 6 bị cáo khác bắt đầu từ ngày 14/4.

Theo Quyết định số 18/2011/HSST của TAND tỉnh Bắc Ninh ngày 23/3/2010 thì phiên toà xét xử nguyên Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Gia Bình (Bắc Ninh) Trần Thế Thụ và 6 bị cáo khác bắt đầu từ ngày 14/4.

Dự kiến phiên toà diễn ra 3 ngày với HĐXX gồm thẩm phán Phạm Minh Tuyên và 2 Hội thẩm nhân dân “sẽ thông báo sau”…

Cũng theo Quyết định nêu trên, UBND huyện Gia Bình được xác định là “nguyên đơn dân sự” trong vụ án. Nếu việc xác định tư cách này là đúng thì rất có thể UBND huyện Gia Bình sẽ được yêu cầu các bị cáo bồi thường 1,547 tỷ đồng khoản “thất thu thuế” theo tính toán tại cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Ninh. Theo bản cáo trạng này, các bị cáo bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì đã ra và thực hiện chủ trương cho các chủ lò gạch đun đốt vào thời điểm cấm đun đốt, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả vật chất lẫn tinh thần.

Khu lò gạch đã đóng cửa
Khu lò gạch đã đóng cửa

Tuy nhiên, như PLVN từng đề cập thì khoản tiền hơn 1,5 tỷ đồng trên không thể coi là thiệt hại của vụ án ra vì nó mang tính chất suy đoán kiểu như “làm chết con gà, phải đền cả trứng chưa đẻ”. Thực tế số tiền trên là khoản ngân sách Nhà nước hoàn thuế GTGT cho các chủ lò, do họ không sản xuất gạch trong 3 tháng cuối năm 2009 vì bị chính quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Không thể có chuyện, các chủ lò không nộp thuế do không sản xuất thì các bị cáo phải đền bù số thuế này được.

Nếu cho rằng khoản thất thu là thiệt hại vật chất (hoặc việc khiếu kiện vượt cấp của dân là thiệt hại phi vật chất) thì nó đều có nguyên nhân trực tiếp từ việc chính quyền phá dỡ lò gạch, chấm dứt hợp đồng sản xuất gạch trước thời hạn chứ không phải lỗi trực tiếp từ việc để xảy ra tình trạng đun đốt gạch trái phép của các bị cáo. Ngoài ra, tại quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, TAND tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị làm rõ quan điểm của UBND huyện Gia Bình về số tiền thuế thất thu trên. Tuy nhiên, quá trình điều tra bổ sung đã không thấy CQĐT và VKSND tỉnh Bắc Ninh thực hiện yêu cầu trên.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử cho thấy, UBND huyện Gia Bình là “nguyên đơn dân sự” duy nhất của vụ án. Hơn 400 chủ lò bị phạt hành chính và nhiều hộ nông dân khác được VKS coi là bị “ảnh hưởng sản xuất” đã không thấy Toà đề cập đến. Phải chăng, Toà không coi đây là người có thiệt hại trong vụ án như quan điểm tại bản cáo trạng - tức các bị cáo đã gây thiệt hại 12,5 tỷ đồng cho hơn 400 chủ lò gạch (do phải nộp phạt) và hàng chục triệu đồng cho các hộ dân?.

Cần nhắc lại rằng, trong lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung trước đây, TAND tỉnh Bắc Ninh từng có quan điểm rằng, việc các chủ lò đun đốt gạch trái vời thời gian quy định của tỉnh tuy có làm ảnh hưởng đến việc gieo mạ của nhân dân. Song việc các chủ lò thoả thuận bồi thường cho một số hộ dân là thoả thuận trong trách nhiệm dân sự và các hộ dân đều thoả mãn với mức bồi thường, không thể coi đây là thiệt hại người dân do hành vi làm trái công vụ của Thụ gây ra. Hơn nữa, việc thoả thuận bồi thường là tự nguyện và chấm dứt trước khi vụ án được khởi tố, không có bất kỳ đơn thư tố cáo nào để buộc các chủ lò gạch phải bồi thường. Do vậy, không thể coi đây là hậu quả thiệt hại về vật chất nghiêm trọng do hành vi lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ của Thụ gây ra.

Tương tự các hộ dân thì cũng đã không có bất cứ một chủ lò nào có đơn trình bày về thiệt hại để yêu cầu các bị cáo phải bồi thường. Không hiểu tại sao, VKS lại cố ép các chủ lò phải “có thiệt hại” trong vụ án này?. Xem xét một cách thấu đáo thì qua việc đun đốt gạch trái phép này, mỗi chủ lò đã thu lợi gấp nhiều lần so với 30 triệu đồng phải nộp phạt do đun đốt gạch sai quy định. Còn ngân sách nhà nước cũng đã tăng thu được 12,5 tỷ đồng. Vậy các bị cáo đã gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho ai?.

Cho đến thời điểm này, cả CQĐT và VKSND tỉnh Bắc Ninh đều thừa nhận bị cáo Thụ đã không "bỏ túi" một đồng nào từ việc các chủ lò đun đốt gạch trái phép. Không biết “động cơ vụ lợi của bị cáo”, một yếu tố buộc phải làm rõ, sẽ được đại diện cơ quan công tố lý giải như thế nào trong phiên toà tới đây?.

Khoa Lâm

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.