Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi từ người lạ (Nguồn: Internet).

Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi từ người lạ (Nguồn: Internet).

Tại Bạc Liêu, thời gian gần đây xuất hiện một số đối tượng giả danh cán bộ, cơ quan Nhà nước gọi điện cho cán bộ, lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân có dấu hiệu lừa đảo. Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là giả danh cán bộ, công chức đang công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu thực hiện hành vi gọi điện thoại thông báo rằng, đang phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đang phối hợp với nhân viên thuộc các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, Mobifone để hù dọa; Hoặc cho rằng số điện thoại của chủ thuê bao đã gọi điện, tạo các tài khoản trên nền tảng mạng xã hội để đăng tải, tán phát thông tin chống phá Đảng, Nhà nước. Thậm chí hù dọa chủ thuê bao liên quan đến đường dây phản động, rửa tiền, tán phát những thông tin chống phá chính quyền mà cơ quan chức năng đang điều tra. Từ đó mời chủ thuê bao đến làm việc để xử lý hoặc sẽ khóa số thuê bao sau vài giờ nữa…

Sau khi hù dọa, đối tượng còn yêu cầu chủ thuê bao đang nghe điện thoại khai báo các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hoặc yêu cầu kết bạn Zalo, Facebook… rồi hướng dẫn truy cập vào các đường link do đối tượng gửi đến để xác nhận thông tin; làm việc với cơ quan chức năng… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, các đối tượng còn yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích để bị hại không có đủ thời gian kiểm tra thông tin, không trình báo cơ quan Công an.

Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Trước tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, Phòng Cảnh sát hình sự đã phân công lực lượng chủ động nắm tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng. Theo đó, đơn vị nghiệp vụ thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm. Qua đó để đơn vị chủ động tiếp nhận thông tin về đối tượng phạm tội cũng như quy luật hoạt động của đối tượng. Từ đó đề ra biện pháp đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thông báo các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm của quần chúng nhân dân”.

Để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hơn ai hết mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm; Thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí nhất là các biện pháp bảo vệ thông tin và quyền lợi cá nhân trên không gian mạng; Nhận diện các phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cơ quan chức năng cảnh báo.

Trường hợp, quần chúng nhân dân nhận được các cuộc điện thoại nghi vấn lừa đảo từ người lạ, người dân cần bình tĩnh tra cứu thêm thông tin hoặc ghi âm lại cuộc gọi để làm bằng chứng báo với cơ quan chức năng. Người dân uyệt đối không làm theo bất cứ yêu cầu, hướng dẫn, đề nghị nào của các đối tượng. Nhất là không truy cập vào các đường link lạ, kém bảo mật, không cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng... Nếu phát hiện đối tượng giả danh cán bộ, cơ quan Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác, người dân cần thông báo ngay cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, giải quyết.

Theo số liệu thống kê, năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra 41 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng các hình thức, liên quan 36 đối tượng. Các đối tượng thường lợi dụng tâm lý “cả tin” của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt, từ phương thức, thủ đoạn truyền thống đến triệt để lợi dụng tiện ích của không gian mạng, khiến không ít trường hợp rơi vào cảnh “tiền mất, nợ mang”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.