Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động một số Bộ, cơ quan ngang bộ

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 14.535 điểm cầu trên toàn quốc. Ảnh: Nhật Bắc
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 14.535 điểm cầu trên toàn quốc. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - Việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18/NQ/TW).

Theo đó, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phải thật khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, “Trung ương không chờ cấp tỉnh; cấp tỉnh không chờ cấp huyện; cấp huyện không chờ cơ sở"…

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng: Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan Tư pháp trung ương trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các ban đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Văn phòng Trung ương Đảng;

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương: chuyển các tổ chức đảng ở các tập đoàn, tổng công ty, Ngân hàng thương mại nhà nước về trực thuộc Đảng ủy Chính phủ và đảng ủy một số bộ chuyên ngành (tùy theo quy mô, tính chất quan trọng của đảng bộ doanh nghiệp);

Nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, Ngân hàng thương mại nhà nước; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ…;

Nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội (QH), lập Đảng bộ QH trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan thuộc khối QH, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại cơ quan QH.

Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng, lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Đảng ủy QH (tương tự Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ).

Như vậy, thực hiện phương án này tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương; giảm 25 ban cán sự Đảng; giảm 16 đảng đoàn trực thuộc trung ương; tăng 2 đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ: Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng: sáp nhập Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính; sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng; sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số… ; chuyển một số nhiệm vụ khác về: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.

Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường….; chuyển một số nhiệm vụ khác về các Bộ và các cơ quan liên quan.

Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban dân tộc, các cơ quan liên quan.

Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.

Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam. Chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan. Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc, thành lập Ủy ban Dân tộc- Tôn giáo.

Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 2 Viện hàn lâm khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo. Nghiên cứu sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: Nhật Bắc.

Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: Nhật Bắc.

Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các Bộ, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố…; tiếp tục xem xét, sắp xếp mô hình tổ chức một số đơn vị bên trong của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài truyền hình Việt Nam.

Nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành. Rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

Thực hiện phương án này, tối thiểu giảm được 05 Bộ, 02 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Đối với các cơ quan của QH và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH): Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của QH và UBTVQH theo hướng: sáp nhập Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính- Ngân sách; sáp nhập Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa- Giáo dục; sáp nhập Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Pháp luật.

Kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại, chuyển các nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao, các Ủy ban của QH và Văn phòng QH.

Nghiên cứu chuyển Ban Dân nguyện thành Ban Giám sát và Dân nguyện. Nghiên cứu tinh gọn mô hình Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và Ban Thư ký QH; nghiên cứu chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng QH về trực thuộc các Ủy ban của QH, các ban của UBTVQH.

Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của QH và UBTVQH. Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình QH, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; QH chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn bộ máy và biên chế.

Không bố trí chức danh ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; các Ủy ban của QH có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu QH chuyên trách.

Thực hiện phương án này, giảm 04 Ủy ban của QH và 01 cơ quan trực thuộc UBTVQH….

“Nhiệm vụ của chúng ta từ nay đến khi Ban chấp hành Trung ương thông qua phương án tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là rất lớn, thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, phương án làm việc khoa học của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và toàn hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp trong triển khai nhiệm vụ. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới.

Do đó, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện phải quán triệt và thực hiện tốt các chỉ đạo, định hướng của Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ đã đề ra”, đồng chí Lê Minh Hưng nói.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả... để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí.

Đọc thêm

Lạng sơn có tân Bí thư tỉnh ủy

Lạng sơn có tân Bí thư tỉnh ủy
(PLVN) - Ông Hoàng Văn Nghiệm – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7
(PLVN) - Sáng  / 12, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã đến dâng hoa, dâng hương Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Bình Dương.

Hội nghị quán triệt các nội dung quan trọng về tinh gọn bộ máy, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - Sáng 01/12, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Cấm các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 2025

Hình ảnh phiên họp chiều 30/11. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
(PLVN) - Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 - Tạo tiền đề tốt nhất bước vào kỷ nguyên mới

Các đại biểu dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 30/11, có 439/463 đại biểu QH tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).

Có 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên họp sáng 30/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Luật Tư pháp người chưa thành niên vừa được thông qua quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội…

Cần luật hóa tài sản số, tiền số

Quang cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Thống kê cho thấy Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người có sở hữu tài sản số, hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải luật hóa để điều chỉnh vấn đề tài sản số.