Sắp phán quyết nghi án sữa ngoại “luộc” dân Việt?

Khai báo hải quan chỉ 80-100 nghìn đồng/hộp, nhưng đến tay người tiêu dùng, giá sản phẩm “leo” tới 400 – 900 nghìn đồng/hộp. Người tiêu dùng Việt Nam bị các hãng sữa ngoại “luộc” quá đáng hay còn uẩn khúc gì phía sau?

[links()]Khai báo hải quan chỉ 80-100 nghìn đồng/hộp, nhưng đến tay người tiêu dùng, giá sản phẩm “leo” tới 400 – 900 nghìn đồng/hộp. Người tiêu dùng Việt Nam bị các hãng sữa ngoại “luộc” quá đáng hay còn uẩn khúc gì phía sau?

Giá sữa có nhiều dấu hiệu đang bị hãng nước ngoài lũng đoạn. Ảnh minh họa
Giá sữa có nhiều dấu hiệu đang bị hãng nước ngoài lũng đoạn. Ảnh minh họa

Theo bảng thống kê giá một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu chỉ từ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.000- 100.000 đồng), trong khi đó giá bán lẻ trên thị trường lên tới 400.000-900.000 đồng, gấp 5-7 lần giá nhập khẩu.

Thông tin được công bố không lâu sau khi quy định về việc bình ổn giá sữa bị “rút gọn”, chỉ còn hiệu lực áp dụng đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này, Bộ Y tế nói rằng, tất cả đều làm theo luật. Theo đó, việc bộ này “phân nhóm sản phẩm” hồi cuối tháng 3/2013 là thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, “để hòa nhập với quốc tế” và “làm căn cứ cho việc thực hiện quản lý nhà nước đối với từng loại sản phẩm”.

Kết quả chấp hành pháp luật của Bộ Y tế là, sản phẩm làm từ sữa như người dân vẫn gọi nay được phân làm các nhóm: các sản phẩm sữa dạng bột; sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

Nhiều sản phẩm sữa phút chốc được “đổi tên”. Tuy vậy, giải trình với Thủ tướng, Bộ Y tế vẫn cho rằng, phân nhóm thì phân nhóm nhưng sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đều thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước quản lý giá. Việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật với sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ và áp dụng từ giữa năm 2013 không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm.

Bằng lý lẽ như vậy, thế là Bộ này đề nghị Thủ tướng Chính phủ “xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện quản lý bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để trẻ em Việt Nam được tiếp cận với những sản phẩm an toàn với giá hợp lý”.

Lập tức, Bộ Tài chính cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá mặt hàng sữa. Bộ này cho rằng,  theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 thì chỉ có sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục bình ổn giá của nhà nước.

Việc Bộ Y tế ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng, theo đó hầu hết các sản phẩm trước đây được ghi là sữa, thuộc danh mục bình ổn giá và đăng ký giá tại Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính thì đến nay đều mang tên mới là thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng... và không còn thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá theo như quy định của Luật Giá.

Tường trình của Bộ Tài chính cho thấy, từ ngày 1/1/2013 đến tháng 4/2013 còn có một số công ty sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (Cty TNHH Mead Johnson Nutrison Việt Nam; Cty TNHH phân phối Tiên Tiến, Cty TNHH Dinh Dưỡng 3A Việt Nam, Cty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Cty TNHH Nestle Vietnam) gửi thông báo giá bán sản phẩm đến Cục Quản lý giá, nhưng từ tháng 4/2013 đến nay, không thấy đơn vị nào gửi thông báo, kê khai, đăng ký điều chỉnh giá nữa. Mặt khác, qua báo cáo của 17/18 đơn vị kinh doanh sữa, không có sản phẩm nào mang tên sữa bột.

Trước tình hình như vậy, Bộ Tài chính xin kiến nghị Thủ tướng “giao Bộ Y tế chủ trì quản lý giá sữa” và nếu các sản phẩm trên thực chất là sữa hoặc có công dụng như sữa thì Bộ Y tế cần trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào danh mục bình ổn giá để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là trẻ em.

Hai bộ đá bóng qua lại, bộ nào cũng nhấn mạnh quyền lợi trẻ em, nhưng sự thực thì đến nay bố mẹ trẻ em vẫn phải chấp nhận mua sữa với giá gấp 5-7 lần giá nhập khẩu. Hoặc các công ty sữa khai gian để trốn thuế nhập nhập khẩu hoặc họ đang “luộc” người tiêu dùng Việt Nam vô tội vạ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan báo cáo. Hy vọng sẽ có một phán quyết nghiêm minh.

Chúng tôi tuân thủ pháp luật!

Trả lời PLVN về giá sữa, ông Đỗ Thái Vương, Giám đốc Đối ngoại hãng sữa Abbott khẳng định: “Sữa Abbott có chính sách và quy trình nghiêm ngặt về tuân thủ luật pháp và quy định ở tất cả các quốc gia trên thế giới mà chúng tôi hoạt động, trong đó có Việt Nam. Giá nhập khẩu sản phẩm của chúng tôi luôn tuân thủ quy trình khai báo với Cục Hải quan, cũng như tất cả các điều chỉnh về giá cho dòng sản phẩm dành cho trẻ em (0-6 tuổi) luôn được đăng ký với Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính, mức giá các sản phẩm của chúng tôi đã được Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính ghi nhận. Giá của sữa Abbott phản ánh giá trị hợp lý trên thị trường của các sản phẩm”. 

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.