Sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn để hình thành cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc

Một góc TP Lạng Sơn
Một góc TP Lạng Sơn
(PLVN) - Theo phương án của tỉnh Lạng Sơn, toàn bộ huyện Cao Lộc sẽ được sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn, khi đó thành phố vùng biên ải này sẽ có diện tích lớn hơn bây giờ gần gấp 8 lần, tạo điều kiện thuận lợi phát triển đô thị, thành hạt nhân kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.

Mở rộng thành phố Lạng Sơn là cần thiết

Theo Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy Lạng Sơn, việc mở rộng thành phố Lạng Sơn là cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc; phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước trong các Nghị quyết của Đảng. Cụ thể, Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: “Xây dựng các thành phố Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn trở thành các cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng. Chú trọng phát triển đô thị gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh tại nơi có các khu kinh tế cửa khẩu”.

Ngày 6/7/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn ban hành Nghị quyết số 81-NQ/TU về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn, trong đó xác định mục tiêu: “Mở rộng địa giới hành chính thành phố Lạng Sơn theo hướng sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn, để mở rộng không gian, tăng cường thu hút đầu tư và phát huy mọi nguồn lực tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững với tầm nhìn dài hạn, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Lạng Sơn với mục tiêu trở thành thành phố hạt nhân tại khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ; là hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Lạng Sơn là một thành phố trẻ, đang phát triển năng động

Lạng Sơn là một thành phố trẻ, đang phát triển năng động

Phân tích thêm về sự cần thiết, phù hợp của việc sáp nhập này, đại diện Tỉnh uỷ Lạng Sơn cho rằng, thành phố Lạng Sơn hiện nay là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lạng Sơn nhưng trên thực tế, diện tích thành phố này lại quá hẹp để phát triển khi chỉ có diện tích 77,94 km2, đạt 51,96% so với tiêu chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dân số hơn 105.000 người, đạt 70,09% tiêu chuẩn; có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 5 phường và 3 xã, đạt 80% tiêu chuẩn. Với thực trạng diện tích của thành phố Lạng Sơn hiện nay không đủ điều kiện để quy hoạch mở rộng phát triển đô thị với tầm nhìn lâu dài, xây dựng thành phố Lạng Sơn trở thành đô thị văn minh, hiện đại, đa dạng bản sắc văn hóa, đáp ứng yêu cầu về thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân nhân.

Trong khi đó, huyện Cao Lộc là đơn vị hành chính nông thôn thuộc tỉnh Lạng Sơn, có địa giới hành chính tiếp giáp và gần như bao quanh toàn bộ thành phố Lạng Sơn với diện tích tự nhiên hơn 619 km2, có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó có 20 xã và 2 thị trấn; tổng dân số hơn 80.700 người. Trên địa bàn huyện có trên 70 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu phụ (cửa khẩu Po Nhung và Co Sâu) và nhiều cặp chợ biên giới. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ, đặc biệt kinh tế cửa khẩu, dịch vụ logistics; tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm kinh tế vùng trọng điểm, cửa ngõ giao thương kinh tế của cả nước với Trung Quốc và các nước trong khu vực, góp phần tạo động lực phát triển liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và cả nước.

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho rằng, trên cơ sở đánh giá thực trạng diện tích của thành phố Lạng Sơn không đủ điều kiện để mở rộng không gian đô thị, trong khi huyện Cao Lộc là đơn vị hành chính nông thôn, là huyện có địa giới hành chính tiếp giáp và gần như bao quanh toàn bộ thành phố Lạng Sơn, nên sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển cho cả vùng đất, con người sinh sống trên địa bàn huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. Chính vì vậy việc sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn để mở rộng địa giới hành chính thành phố Lạng Sơn là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố Lạng Sơn trở thành hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cao Lộc sẽ “cất cánh” khi lên thành phố

Sau khi sáp nhập huyện Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn sẽ có điều kiện để mở rộng không gian quỹ đất phát triển đô thị, đáp ứng yêu cầu quy hoạch với mục tiêu xây dựng thành phố Lạng Sơn trở thành đô thị hạt nhân của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đồng thời, sau sáp nhập, các xã, thị trấn của huyện Cao Lộc hiện nay sẽ có điều kiện tốt hơn để đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, giúp đi lại của người dân thêm thuận lợi; chất lượng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác cũng được nâng lên; cơ hội về lao động, việc làm nhiều hơn.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, chủ trương sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn được lãnh đạo và nhân dân hai đơn vị này đồng tình, ủng hộ. Lãnh đạo huyện Cao Lộc cho biết, sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn là chủ trương rất đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn. Khi đó, thành phố sẽ có thêm diện tích phát triển đô thị, tạo thành cực tăng trưởng kinh tế mới của đất nước. Các thôn xã của huyện Cao Lộc sẽ được đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng, biến nhiều diện tích nông thôn bây giờ thành đô thị. Đồng thời, các giá trị về văn hoá, tinh thần của người dân sẽ được nâng cao.

Huyện Cao Lộc gần như ôm trọn thành phố Lạng Sơn

Huyện Cao Lộc gần như ôm trọn thành phố Lạng Sơn

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên địa bàn huyện Cao Lộc đang được quy hoạch, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, dự án logictics lớn, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Lạng Sơn trở thành cực tăng trưởng kinh tế mới. Cụ thể, Cụm công nghiệp Hợp Thành nằm ở thị trấn Cao Lộc và xã Hợp Thành rộng 81ha, tổng mức đầu tư khoảng 440 tỷ đồng. Dự án Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng nằm trên địa bàn hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá. Công suất thiết kế phục vụ cho phương tiện vận tải lưu thông trong khu trung chuyển đạt hơn 561 nghìn xe/năm vào năm 2030. UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã phê duyệt quy hoạch phân khu Khu tổ hợp dịch vụ, sân golf, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị tại 2 xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn và xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỷ lệ 1/2000…

Ngoài ra, Cao Lộc hiện có nhiều điều kiện để phát triển thành các khu đô thị, dân cư, phát triển kinh tế xã hội, logistics khi hội tụ nhiều phương thức vận tải khác nhau. Cụ thể, địa bàn huyện Cao Lộc có các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 1A; Cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị; Quốc lộ 4B kết nối với khu du lịch Mẫu Sơn và kết nối với tỉnh Quảng Ninh; Quốc lộ 1B kết nối với tỉnh Thái Nguyên... Ngoài ra, huyện còn có ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng kết nối hàng hoá từ Trung Quốc vào nước ta và ngược lại.

Huyện Cao Lộc cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2022, huyện Cao Lộc phấn đấu nâng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lên khoảng 3.600 tỷ đồng, chiếm gần 57% cơ cấu kinh tế.

Từ những điều kiện trên, kỳ vọng khi huyện Cao Lộc được sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn sẽ biến nhiều vùng của huyện nông thôn này “lột xác” thành những khu đô thị sầm uất và phát triển, cùng với thành phố Lạng Sơn hiện tại biến thành “hòn ngọc” phía Bắc về phát triển kinh tế xã hội, đúng như tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.

Trao đổi kinh nghiệm sáp nhập của Quảng Ninh

Việc thay đổi địa giới hành chính cấp huyện được thực hiện tuần tự theo quy định pháp luật, trong đó UBND cấp tỉnh là đơn vị đề xuất đề án điều chỉnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan xem xét, quyết định cuối cùng. Hiện, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Lạng Sơn đang từng bước thực hiện các bước sáp nhập theo quy định. Hồi tháng 3/2022, ông Hoàng Văn Nghiệm – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn có chuyến thăm Quảng Ninh để trao đổi kinh nghiệm tỉnh này về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện. Trước đó, huyện Hoành Bồ được Quảng Ninh sáp nhập vào thành phố Hạ Long.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.