Sáng nay, tuyên án vụ Huỳnh Ngọc Sỹ

Hôm qua (31/8), phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ 262.000 USD tiếp tục với phần tranh luận giữa 2 luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ và của bị cáo với đại diện Viện KSND tối cao giữ quyền công tố.

Hôm qua (31/8), phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ 262.000 USD tiếp tục với phần tranh luận giữa 2 luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ và của bị cáo với đại diện Viện KSND tối cao giữ quyền công tố.

Bào chữa cho bị cáo Sĩ, Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng: Việc đề nghị chỉ định thầu cho PCI thực hiện gói thầu tư vấn giám sát là để đảm bảo tiến độ thi công dự án và đã được thể hiện trong biên bản thảo luận ngày 2/10/2001 giữa JBIC và Chính phủ Việt Nam. Sau đó, ngày 18/03/2002 Ông Huỳnh Ngọc Sỹ mới ký văn bản 143/VPDA_KH trình kế hoạch đấu thầu, trong đó gói thầu tư vấn giám sát được đề nghị thực hiện theo hình thức chỉ định thầu cho PCI là chấp hành nội dung biên bản thảo luận ngày 2/10/2001 nêu trên chứ hoàn toàn không phải tự ý chủ động đề xuất chỉ định thầu để làm lợi cho PCI.

Luật sư Hoài đề nghị Viện kiểm sát rút đề nghị truy tố Ông Huỳnh Ngọc Sỹ về vấn đề làm lợi cho PCI liên quan đến việc chỉ định thầu. Liên quan đến việc kết, luận tội ông Huỳnh Ngọc Sỹ có hành vi thỏa thuận và nhận tiền (262.000 USD) của PCI chỉ từ lời khai của các quan chức PCI trong tài liệu do phía Nhật bản cung cấp khi chưa được đánh giá, xác định theo quy định của Bộ luật TTHS…

Từ đó, Luật sư Hoài kết luận, bản án sơ thẩm quy buộc ông Sỹ có hành vi làm các việc có lợi cho PCI là suy luận chủ quan, nhận định sai sự thật mang tính áp đặc các sự việc để kết tội. Do đó, việc quy buộc ông Sỹ đã có hành vi làm các việc có lợi cho PCI của Tòa sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

Luật sư Trần Văn Tạo thì cho rằng, “từ chuyện các quan chức PCI rút tiền mà suy diễn là để hối lộ số tiền này cho ông Sỹ là không có căn cứ. Bởi nguồn tiền rõ ràng nhưng rút để mang đi đâu thì CQĐT không chứng minh được”. Tự bào chữa cho mình, bị cáo Sỹ nói: “Các quan chức PCI chỉ khai trước tòa ở Nhật, chứng cứ này không phải do CQĐT VN trực tiếp điều tra. Những lời khai của các quan chức này không có giá trị pháp lý buộc tội bị cáo nên đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bố bị cáo không phạm tội”

Sau khi hai Luật sư bào chữa, tranh luận, HĐXX đề nghị Luật sư có trách nhiệm cao hơn nữa đối với thân chủ, chứ cứ nói “lơ mơ” thì HĐXX biết xem xét cái gì (!?) Đáp lại, Luật sư Tạo nói: “Ông Sỹ kháng cáo kêu oan thì chúng tôi phải “đặt vấn đề” án sơ thẩm có hợp pháp, có căn cứ hay không? Nếu không có căn cứ, và vi phạm tố tụng thì đề nghị của chúng tôi là không đủ căn cứ kết tội ông Sỹ và tuyên bố ông Sĩ vô tội. Quan điểm của chúng tôi là rõ ràng sơ thẩm không có căn cứ quy kết ông Sỹ”.

Còn Luật sư Hoài tranh luận, chúng tôi không bào chữa “lơ mơ”, quan điểm chúng tôi là, án Sơ thẩm đã quy buộc ông Sỹ có các hành vi sai phạm để cấu thanh tội “Nhận hối lộ” gồm: Lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhận tiền (262.000 USD) của PCI, làm các việc có lợi cho PCI là hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật. Do đó bản án Sơ thẩm tuyên bố ông Sỹ phạm tội “nhận hối lộ” và xử phạt mức án “Tù chung thân” là không công bình và hoàn toàn không đúng pháp luật. Vì vậy, Luật sư Hoài đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc cả tội danh và hình phạt đối với bị cáo Sỹ…

Tranh luận lại, đại diện cơ quan công tố khẳng định, các chứng cứ CQĐT thu thập được bảo đảm đúng trình tự, thủ tục dựa trên “Tương trợ tư pháp” giữa Việt Nam – Nhật Bản là phù hợp với “Tương trợ tư pháp” và hợp thức hóa Lãnh sự. Từ  nguồn chứng cứ do Bộ Tư pháp Nhật Bản cung cấp nên CQĐT Việt Nam tìm ra được chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Sỹ.

Bên cạnh đó, việc không chứng minh về thời gian, không gian, địa điểm mà Luật sư nêu ra cũng không ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của bị cáo Sỹ… Đó là chưa nói: “Hành vi của các quan chức PCI đưa hối lộ cho bị cáo Sỹ cụ thể là tại phòng làm việc của ông Sỹ”. Điều này nhằm làm rõ thêm động cơ, mục đích của hành vi phạm tội đối với bị cáo.

Trong phần nói lời sau cùng, bị cáo Sĩ tái khẳng định bị cáo vô tội tuy nhiên “việc bị cáo có tội hay không là do HĐXX quyết định”. Đối với khoản tiền gia đình bị cáo tự nguyện nộp ông Sĩ có ý kiến: “Nếu tòa tuyên tôi vô tội thì xin trả lại cho gia đình, còn nếu phán quyết tôi phạm tội thì đó là tiền thi hành án”.

HĐXX quyết định nghị án và tuyên án vào sáng nay, 1/9.

Phong Trần

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
(PLVN) - Các đối tượng nhắm tới người ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, những học sinh bị chúng lợi dụng sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền...

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.