Rút bài học sau trận mưa ngập kinh hoàng tại Đà Nẵng

Trận mưa cực lớn trên địa bàn Đà Nẵng.
Trận mưa cực lớn trên địa bàn Đà Nẵng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vẫn biết “nắng mưa là việc của trời”, nhưng chẳng lẽ ở năm 2022, chúng ta lại “bó tay chịu trói”, “giơ tay đầu hàng” trước mưa ngâp như vậy?.

Ngày 16/10, hơn 30 tiếng đồng hồ sau khi cơn mưa như thác đổ dội xuống, người dân TP Đà Nẵng vẫn đang căng mình dọn dẹp. Một số hầm chung cư còn ngập nặng. Đợt mưa đã làm 5 người chết, thiệt hại về tài sản rất lớn…

Đường phố thành sông

Trước đó, sáng 14/10, mọi sinh hoạt của người dân Đà Nẵng vẫn diễn ra rất bình thường, trẻ em đến trường, người lớn đi làm. Bất ngờ, từ 15h ngày 14/10 cho đến 3h sáng ngày 15/10, mưa dội như thác đổ. Chỉ sau đó vài tiếng, các con đường ngập nặng, nước tràn vào các vùng thấp trũng. Chính quyền địa phương gần như không lường trước được, trở tay không kịp.

Trong đêm 14/10, nước dâng 40 - 50cm, ngập qua đầu gối rồi lên ngực. Sự hoang mang bắt đầu khi trên mạng, người dân một số khu vực đường Mẹ Suốt, Trưng Nữ Vương, Phạm Hồng Thái, một số khu công nghiệp… bắt đầu kêu cứu.

Chị Nguyễn Thị Vân (ngụ quận Liên Chiểu) kể lại, các hộ dân sống tại K186 Phạm Như Xương đã có một đêm không ngủ. Từ 19h ngày 14/10, nước bắt đầu tràn vào nhà. Mưa xối xả, nước dâng cao, người dân lấy các vật dụng chèn chống để nước không vào nhà nhưng bất lực. Đến 22h, nước ào ào như thác đổ, một số nhà bị nứt, sập tường. “Mọi người xác định phải cố thủ trong nhà bằng cách trèo lên gác, lên nóc. Lúc đó ai cũng chỉ mong trời ngớt mưa. Đêm tối, nước ngoài đường chảy như suối, bước ra cũng chết, ở lại may ra còn cơ hội”, chị Vân nói.

Bí thư Quận ủy Liên Chiểu Nguyễn Hà Bắc nhớ lại, từ chiều tối 14/10, lực lượng chức năng quận đã nhận được nhiều tin báo cầu cứu tại các khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết như các hẻm trên đường Hoàng Văn Thái, khu Đà Sơn, Khu công nghiệp Hòa Khánh… UBND các phường đã thực hiện ngay các phương án tiếp cận, cứu hộ, đưa các hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Tại đường số 4 Khu công nghiệp Hòa Khánh, một nhóm người bị mắc kẹt trên đường, phải bám cột điện để thoát khỏi dòng nước. Lực lượng chức năng phải chăng dây cứu hộ. Có một số nơi phải nhờ cứu hộ của Ban Chỉ huy quân sự TP và các đơn vị quân đội trên địa bàn phối hợp…

Một số nơi tại huyện Hòa Vang, cứ 1 giờ đồng hồ nước dâng lên 0,5m, nhiều nơi ngập sâu đến 2,5m. Mưa cấp tập trong thời gian ngắn làm nhiều con đường trở thành dòng sông chảy xiết.

Sau một đêm kinh hoàng, ngày 15/10, nhiều tuyến đường, khu dân cư ở Đà Nẵng ngập ngụa bùn đất. Hàng trăm ô tô chết máy nằm la liệt trên phố. Nhiều tai nạn liên hoàn khi phương tiện lưu thông trong mưa, thậm chí có phương tiện bị nước đẩy leo lên dải phân cách cứng. Tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà xuất hiện hàng chục điểm sạt lở. Mưa lớn đã khiến đất đá trên bán đảo Sơn Trà tràn xuống đường, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Lũ quét tràn từ trên núi Hải Vân xuống qua cầu dẫn số 1, số 2 phía Nam hầm Hải Vân tạo thành dòng nước lớn, chảy xiết. Quảng trường trước cửa hầm Hải Vân phía Nam bị ngập buộc đóng cửa hầm Hải Vân.

Cảnh tượng tan hoang sau trận mưa.

Cảnh tượng tan hoang sau trận mưa.

Bài học nào?

Vẫn biết “nắng mưa là việc của trời”, nhưng chẳng lẽ ở năm 2022, chúng ta lại “bó tay chịu trói”, “giơ tay đầu hàng” trước mưa lũ như vậy? Đó là một câu hỏi nhiều người đặt ra.

Nếu như trước khi bão cơn bão Noru (bão số 4) đổ bộ, chính quyền và người dân đã chuẩn bị các phương án từ sớm, từ xa, đồng bộ, quyết liệt thì lần này, trước cơn bão số 5, ở TP Đà Nẵng, người dân không nhận được cảnh báo gì từ chính quyền.

Chiều 14/10, các trường học vẫn cho học sinh học đến cuối giờ. Trời mưa, nhiều người dùng ô tô đưa đón con đúng giờ tan tầm, mưa cực lớn dẫn đến giao thông rối loạn, chia cắt nhiều nơi. Người dân ở những vùng thấp trũng trong các khu dân cư nội đô cũng không ai sơ tán, nên khi nước ngập lên quá nhanh, nhiều người kêu cứu, hoảng loạn trong đêm. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn cho công nhân đi làm đêm.

“Đến giờ tan tầm, toàn bộ công nhân đổ ra không đi được nữa. Quận phải bố trí người cảnh giới. Vì vậy BQL khu công nghiệp phải đề nghị các DN cần giữ công nhân ở tại chỗ, không để ra đường rất nguy hiểm”, ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu nhớ lại.

Trong cơn mưa ngập kinh hoàng này, thông tin cứu nạn, cứu hộ chủ yếu thông qua mạng xã hội, các nhóm zalo. Các lực lượng cứu nạn của quận Liên Chiểu ứng cứu được 100 người qua tin nhắn, điện thoại, nhưng việc kết nối thông tin liên lạc không được thông suốt. Khó khăn nữa, người dân kêu cứu nhưng địa phương không có phương tiện cứu nạn phù hợp. Lực lượng đi cứu dân chỉ có phao cá nhân, dây thừng chứ chưa có phương tiện nào phù hợp dẫn đến việc tiếp cận các khu vực dân cư trong hẻm rất khó khăn.

Như trường hợp em học sinh bị mất tại đường Mẹ Suốt. Người mẹ kể, con chị thông báo nước tràn vào phòng trọ đến nửa người, nhưng gia đình chỉ biết “ngồi trên đống lửa” gọi cứu hộ và thông tin nhận lại là: “Chúng tôi tiếp nhận xử lý, hiện tại đang quá tải...”.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng, các địa phương đều xây dựng phương án ứng phó “4 tại chỗ”, nhưng rất bị động. Khi người dân kêu cứu, từ cán bộ tổ dân phố đến xã, phường đều lúng túng. Phương tiện xe thiết giáp đặc chủng là xe chiến đấu cũng chỉ có thể chạy trong bão hoặc mực nước chảy bình thường, chứ không thể chạy trong điều kiện nước chảy xiết, ngập sâu.

Nói về công tác ứng phó đợt mưa vừa qua, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nói: “Tôi đề nghị có phân tích đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm. Một là công tác dự báo đánh giá về các nguy cơ, cần phải rút kinh nghiệm về những vấn đề thuộc nguyên nhân chủ quan. Thứ hai, đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; các phương án phòng chống; đặc biệt công tác thông tin và tiếp nhận, xử lý thông tin”.

Đứng ở góc độ khoa học, TS Nguyễn Ngọc Huy đánh giá, số liệu mưa thực tế từ các trạm đo mưa tại Đà Nẵng cho thấy, khoảng thời gian mưa gây ra trận ngập lụt kinh hoàng trong 6 tiếng với lượng mưa cao nhất ghi nhận ở trạm Suối Đá, Sơn Trà là 637mm/6 tiếng.

“Năng lực thoát nước ở các đô thị loại I ở Việt Nam nói chung đang ở mức đáp ứng được lượng mưa 70mm/2 tiếng, nghĩa là với 6 tiếng có thể đáp ứng được lượng mưa 210mm. Về mặt thực tế, hạ tầng thoát nước đô thị kém hơn mức đó nhiều do các yếu tố như tắc nghẽn cống rãnh, sự vênh nhau về đầu tư các công trình hạ tầng thoát nước cũ và mới, yếu tố triều cường… Như vậy, trong trường hợp của Đà Nẵng, để đáp ứng thoát được lượng nước mưa như trên trong 6 tiếng, cần hạ tầng thoát nước gấp 3 lần hạ tầng hiện tại. Đó là con số phi thực tế khó đô thị nào trên thế giới làm nổi vì rất tốn tiền”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.