Rực rỡ ngày hội áo dài và câu chuyện chủ quyền văn hóa

 Phụ nữ Quảng Ngãi mặc áo dài diễu hành bằng xe đạp trong Tuần lễ Áo dài năm 2022.
Phụ nữ Quảng Ngãi mặc áo dài diễu hành bằng xe đạp trong Tuần lễ Áo dài năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -

Hàng năm, cứ vào tháng 3, Tuần lễ Áo dài lại được Hội LHPN Việt Nam phát động nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về lịch sử, giá trị của Áo dài Việt Nam. Năm nay, Tuần lễ Áo dài diễn ra từ ngày 1 đến 8/3 và ngay trong ngày đầu tiên của tuần lễ, dù nhiều nơi đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng các chị em vẫn tưng bừng hưởng ứng, diện tà áo duyên dáng tại cơ quan, công sở và nhuộm sắc trên mạng xã hội.

Tại Đà Nẵng, chương trình "Chào Tháng 3" được tổ chức với nhiều hoạt động ấn tượng như: trình diễn áo dài của Nhà thiết kế áo dài Tuấn Thi; đồng diễn vũ điệu thể dục - thể thao; diễu hành áo dài trên các phương tiện xích lô, xe đạp trên các tuyến đường phố Đà Nẵng. Hội LHPN tỉnh Hưng Yên phát động sưu tập “Áo dài - Trao gửi yêu thương - Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam” nhằm giúp hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện mặc áo dài trong những ngày trọng đại, ngay sau lễ phát động, chỉ trong ngày 1/3, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận được 50 bộ áo dài để gửi tới những chị em có nhu cầu cần sử dụng trong thời gian tới. Lễ hội Áo dài TP HCM lần thứ 8 năm 2022 với chủ đề "Tôi yêu áo dài Việt Nam" sẽ diễn ra từ ngày 5/3 đến 15/4. có sự đồng hành của hơn 20 nhà thiết kế. Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam giới thiệu bộ sưu tập mang tên Giấc mơ lấy ý tưởng từ những tinh hoa quý báu của gốm Bát Tràng để vẽ lên bức tranh huyền bí nhưng đầy sắc màu từ lòng đất mẹ…

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn (tác giả tập sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn) thì việc các nước biết đến và thừa nhận áo dài là quốc phục nước Việt là điều đương nhiên, song Nhà nước cần có quy định để chọn áo dài là mẫu quốc phục Việt. Đồng thời, cần hệ thống lại những bằng chứng từ xa xưa để thế giới thấy được đây là một trang phục có truyền thống lâu đời với sức sống mãnh liệt đối với người dân Việt. “Chúng ta phải củng cố hơn di sản áo dài. Các cơ quan chức năng cần tính đến việc tổng hợp hồ sơ trình các tổ chức quốc tế xem xét, công nhận trang phục áo dài của Việt Nam là di sản văn hóa” - nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Có thể thấy, những nghĩ suy từ ngày hội áo dài rực rỡ cho thấy, từ “sự biết” đến sự khẳng định trên phương diện pháp lý là một chặng đường đòi hỏi có sự nỗ lực ngay từ bây giờ. Hay nói cách khác, chúng ta cần sớm hành động để áo dài trở thành báu vật của đời sống, của văn hóa Việt và bảo vệ tà áo dài cũng chính là bảo vệ "chủ quyền văn hóa" Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần một lộ trình rõ ràng cho Điền kinh Việt Nam

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa: Cục TDTT)
(PLVN) - Điền kinh là một trong những môn thể thao chủ đạo của Olympic, Thể thao Việt Nam (TTVN) muốn có tiếng vang ở châu lục và thế giới thì phải có bộ môn Điền kinh. Vậy lộ trình đi của TTVN như thế nào với bộ môn này?

Thú vị chuyện của 1.307 vị tiến sĩ được 'kể' qua bia đá

Việc tiếp cận gần gũi các tấm bia tiến sĩ sẽ giúp du khách cảm nhận sâu hơn về những nội dung tư liệu hiện hữu cũng như khám phá điều ẩn chứa trong những tấm bia đá. (Ảnh: Phạm Linh)
(PLVN) - Những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được thể hiện đơn thuần qua những hàng chữ Nho hay hoa văn trang trí trên mặt bia. Ẩn sau lớp mặt đá khô cứng và câm lặng đó là hàng ngàn câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của hơn 1.307 vị tiến sĩ đang chờ đợi các thế hệ sau tìm hiểu.

2.025 drone light cùng chào năm mới 2025

 Một bữa tiệc âm nhạc - ánh sáng khơi dậy niềm tự hào di sản, kết hợp hào khí ngàn năm với sức sáng tạo hiện đại (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nhấn của “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” là màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone light (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.

'Tour năm rắn tìm hiểu rắn trong Bảo tàng'

Trẻ em trải nghiệm Tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nguồn BTDTHVN
(PLVN) - Là một trong những hoạt động thú vị sẽ có trong chương trình “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào 2 ngày mồng 4 và 5 Tết (01-02/02/2025). 

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.