Rà soát ĐKKD trong lĩnh vực lao động: Doanh nghiệp khốn khổ vì các bộ phân chia quyền quản lý

(PLVN) - Nếu như trước đây, DN chỉ cần xin cấp phép về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (ATLĐ) tại đầu mối là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH). Tuy nhiên, sau cải cách họ sẽ phải xin giấy phép của 10 bộ. Không ít doanh nghiệp (DN) đã phải “kêu trời” than rằng lâm vào cảnh “một cổ nhiều tròng”.
Khi nhập khẩu về thiết bị phải kiểm định, khi lắp ráp lại phải kiểm định lại. Cùng là nồi hơi có cùng TCVN 7704:2007 và QCVN 01-2008/BLĐTBXH nhưng Bộ LĐ-TB&XH quản lý nồi hơi có áp suất không quá 16 bar, còn Bộ Công thương quản lý nồi hơi có áp suất lớn hơn 16 bar
Khi nhập khẩu về thiết bị phải kiểm định, khi lắp ráp lại phải kiểm định lại. Cùng là nồi hơi có cùng TCVN 7704:2007 và QCVN 01-2008/BLĐTBXH nhưng Bộ LĐ-TB&XH quản lý nồi hơi có áp suất không quá 16 bar, còn Bộ Công thương quản lý nồi hơi có áp suất lớn hơn 16 bar 

Cải tiến hay cải… lùi?

Thông tin trên được đưa ra trong Hội thảo “Điều kiện kinh doanh (ĐKKD) và quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động: Một số vấn đề và yêu cầu cải cách” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức mới đây, trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom).

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của CIEM nhận định, cải cách ĐKKD trong lĩnh vực lao động mới chủ yếu dưới hình thức giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm yêu cầu về quy mô diện tích của cơ sở vật chất, nhưng còn ít cắt bỏ quy định về ĐKKD. Đặc biệt, ĐKKD còn thể hiện sự chia phần quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước, gây khó khăn hơn cho DN.

Dẫn chứng sự bất cập trong hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ (theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động), bà Thảo cho rằng, trước đây, các DN hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ xin cấp phép tại một đầu mối là Bộ LĐTB&XH thì nay phải xin giấy phép của 10 bộ với cùng một nội dung công việc.

Đáng ngại, trong nhiều trường hợp, các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu… về kiểm định ATLĐ giống nhau, nhưng các bộ không thừa nhận kết quả của nhau mà vẫn yêu cầu tham gia đào tạo lại để được cấp chứng chỉ; chi phí đào tạo DN phải trả  khoảng 10 triệu đồng/người, chưa kể chi phí không chính thức. “Việc phân quyền quản lý nhà nước như trên dẫn đến việc thực thi quản lý trở nên thiếu minh bạch”, bà Thảo nhận định.

Tình trạng bị phản ánh “1 cổ 10 tròng”

Tiếp nhận ý kiến phản ảnh từ cộng đồng DN, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Đậu Anh Tuấn cho biết, nhiều DN còn phàn nàn về việc các danh mục mặt hàng phải kiểm định hiện quá nhiều, cộng thêm những bất cập về kiểm định trùng lặp, như trường hợp đã kiểm định khi nhập khẩu (hoặc sản xuất) lại còn kiểm định khi lắp đặt, đưa vào sử dụng.

Ông Tuấn lấy ví dụ, một chiếc thang máy khi mới nhập khẩu, chưa lắp ráp sẽ phải kiểm định và việc thực hiện kiểm định là rất khó. Đến khi lắp ráp xong lại phải thực hiện kiểm định thêm một lần nữa với nội dung trùng lặp như trên. Các vấn đề tương tự cũng đang xảy ra với hàng hóa khác như cẩu tháp, cáp treo, máng trượt…

Hay những quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm định hiện còn nhiều bất hợp lý như quy định phải kiểm định mặt trong bình khí nén song thực tế không ai có thể chui vào bên trong bồn khí để kiểm tra mặt trong của nó; quy định  kiểm định điều hòa tổng cho tòa nhà yêu cầu phải rút toàn bộ dung môi ra và để làm đúng phương pháp thì toà nhà phải tắt điều hòa, thông gió từ 3-5 ngày, khiến chi phí DN phải trả là rất lớn…

Ông Nguyễn Minh Quân, Công ty CP Kiểm định KTAT quốc gia đã có vẻ khá bức xúc khi nói về những nghịch lý, truân chuyên khi ông vốn là một kiểm định viên dày dạn kinh nghiệm phải đối phó với các ĐKKD vô lý. “Tôi chịu nhiều cái tròng, nhiều khi không chịu đựng được cái tròng nào đó thì đã kêu lên tới cả Thủ tướng. Khiếu nại được giải quyết nhưng vẫn còn rất nhiêu khê, rào cản”, ông phản ánh.

Dẫn chứng về quy chuẩn máy đóng cọc của Bộ Xây dựng, ông Quân cho biết, ông đã thực hiện từ những năm 1995-1996 sau khi đăng ký đề tài và bảo vệ tại Đại học Bách khoa TP HCM. Nhưng 20 năm sau nộp hồ sơ thì không được công nhận, sau khi khiếu nại thì được cơ quan chức năng “thỏa thuận”. Tuy nhiên, ông vẫn chưa hết băn khoăn không biết bao nhiêu DN phải tốn kém thời gian, tiền bạc như ông.

Nói về sự phân quyền giữa các bộ, ông Quân cho biết, khi quy chuẩn được chuyển từ Bộ LĐ- TB&XH sang Bộ Xây dựng thì Bộ này chỉ sửa mỗi cái “tít” còn nội dung bê nguyên xi, thậm chí cả lỗi chính tả, thế nhưng DN vẫn phải đào tạo lại để có “chứng chỉ mới”.

Chi tiết hơn, ông Quân phản ánh, Bộ Xây dựng vừa rồi ban hành sáu quy trình về an toàn vệ sinh lao động thì có tới ba quy trình là photocopy của Bộ LĐ-TB&XH, còn ba quy trình khác thì sai. “Tôi thấy sĩ diện bị sỉ nhục. Bởi vì chúng ta đâu chỉ làm trong nước mà còn làm với quốc tế nữa”, ông Quân nói và cho biết, khi nói ra những điều này, DN đã chuẩn bị tinh thần đóng cửa DN.

Đồng cảm với nỗi niềm của DN, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng “nếu những con người tâm huyết với nghề như ông Quân mà phải bỏ nghề thì chúng ta phải suy nghĩ”.

Ông Cung cũng băn khoăn tại sao những quy định không có căn cứ khoa học, thậm chí trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 lại càng vô lý, kìm hãm đối mới sáng tạo, mà vẫn tồn tại?

“Quả thật với những quy định kiểu như thế này phần lớn DN vi phạm”, ông Cung quả quyết và cho rằng đừng hồ hởi với các hiệp định thương mại mà trước hết cần cải cách trong nước để DN thực hiện đúng luật pháp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.