Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” cho Thủy sản Việt Nam

Mục tiêu gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản được coi là nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp từ nay đến đầu năm 2019. Ảnh minh họa
Mục tiêu gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản được coi là nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp từ nay đến đầu năm 2019. Ảnh minh họa
(PLO) - Chủ trì Hội nghị trực tuyến thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) sáng qua (3/8), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh cần quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 45 và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu….

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành TƯ và 28 địa phương ven biển…

Chấn chỉnh các hoạt động khai thác

Phát biểu Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, việc gỡ “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản là một yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, được coi là nhiệm vụ trọng tâm đến đầu năm 2019. Bộ trưởng cũng cho rằng, 9 nội dung khuyến nghị của EC là những mặt tích cực để nhìn nhận và phát triển nghề cá trong tương lai theo hướng lâu dài và bền vững.

“Có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan trong việc chúng ta bị gia hạn “thẻ vàng” đối với thủy sản bởi không thể lập tức thay đổi nghề cá với hàng triệu lao động và hơn 109.000 tàu cá. Việc này đòi hỏi thời gian, sự nỗ lực, đồng bộ của rất nhiều ban, ngành từ TƯ tới địa phương trong thời gian tới..” - Bộ trưởng lưu ý.

Là địa phương được chọn thí điểm về chống khai thác IUU và triển khai Luật Thủy sản 2017, ông Mai Anh Nhịn (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang) cho biết, Kiên Giang đã thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vi phạm đối với tàu và cá nhân liên quan đến IUU.

Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng môi giới khai thác hải sản không phải là người địa phương hoặc người nước ngoài đang là khó khăn lớn nên cần có sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp và Bộ Công an. Ngoài ra, lãnh đạo địa phương này cũng cho rằng, hiện các tàu cá của Việt Nam cần thống nhất về màu sơn để tăng cường việc quản lý cũng như kiểm soát khi khai thác trên biển.

Trong khi đó, ông Lê Viết Chữ (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi) nhận được sự đồng tình từ lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng như các đại biểu tham dự Hội nghị khi đưa ra ý kiến đề nghị tăng cường và làm rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với các cảng cá hiện nay và thống nhất lực lượng kiểm soát ngoài khơi đối với phương tiện khi vi phạm.

Hiện Quảng Ngãi là một trong những địa phương có chế tài xử phạt rất nghiêm khắc đối với các phương tiện khai thác trái phép sang quốc gia khác như phạt tiền tới 1 tỷ đồng, rút giấy phép khai thác, không hỗ trợ dầu...

Với thế mạnh về khai thác hải sản lớn nhất các tỉnh Nam Trung bộ, lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, một trong những khó khăn của Bình Định là các phương tiện vi phạm IUU không thường xuyên về lại cảng cá địa phương mà di chuyển khắp cả nước nên việc tuyên truyền, xử phạt khó khăn.

Thêm vào đó, Bình Định có nhiều phương tiện khai thác nhưng thiết chế hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, các cảng cá quá hẹp và không đủ cho phương tiện neo đậu, trong khi nhân lực lại quá ít dẫn đến quá trình giám sát việc tàu ra vào cảng khó khăn.

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về IUU

Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mặc dù còn những tồn tại nhất định nhưng với nỗ lực của các ban, ngành từ TƯ tới địa phương, mục tiêu gỡ “thẻ vàng” là nhiệm vụ hàng đầu từ nay đến đầu năm 2019. 

“Chính phủ, các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển cần quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 45 và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Đây cũng là cơ hội để chúng ta chấn chỉnh các hoạt động khai thác thủy, hải sản, hướng đến tái cấu trúc lại ngành thủy sản nói riêng, hướng đến nghề cá lâu dài và bền vững…” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, TP chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu không ngăn chặn được tình trạng vi phạm tại địa phương.

Phó Thủ tướng tái khẳng định, một nguyên nhân quan trọng để xảy ra tình trạng đánh bắt cá trái phép là do nguồn lợi thủy sản vùng biển của Việt Nam bị khai thác quá mức; trình độ, chất lượng lao động ngành thủy sản, ngư dân còn nhiều hạn chế. “Do đó, bên cạnh yêu cầu quản lý chặt chẽ việc khai thác thủy sản, thì nhiệm vụ rất quan trọng nữa là tạo thêm việc làm cho ngư dân, mở rộng không gian, cơ hội, ngành nghề lao động, sản xuất cho người dân” - Phó Thủ tướng gợi ý. 

Đồng ý với chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải xây dựng các chương trình hành động cụ thể, thường xuyên báo cáo công việc làm được và những kiến nghị về Bộ NN&PTNN để thống nhất chủ trương, biện pháp thực hiện… 

Đọc thêm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025 , diễn ra từ ngày 15-17/4/2025, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026. Ngày 16/4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển Quốc gia Indonesia và làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, Thứ trưởng Bộ Sinh Thái và Môi trường Trung Quốc.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Thời điểm quan trọng phát huy nội lực

Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Báo NLĐ).
(PLVN) -  Ngày 9/4, UBND TP HCM tổ chức Hội thảo “Tăng trưởng kinh tế TP HCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ”. Hội thảo này được tổ chức trong bối cảnh Mỹ áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến TP nói riêng và cả nước nói chung.