Quyền lợi nguyên đơn một vụ kiện tại TP HCM bị chối bỏ?

 Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM vừa mở hai phiên xử phúc thẩm xét đơn kháng cáo của hai nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh và bà Châu Thị Diên kiện Cty Cổ phần kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB). HĐXX đã bác kháng cáo nguyên đơn, tuyên y án sơ thẩm mà không xét về hình thức đơn vị này có chức năng kinh doanh vàng trên tài khoản (vàng ảo) hay không?.

Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM ngày 7/4 mở hai phiên xử phúc thẩm xét đơn kháng cáo của hai nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh và bà Châu Thị Diên kiện Cty Cổ phần kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB). HĐXX đã bác kháng cáo nguyên đơn, tuyên y án sơ thẩm mà không xét về hình thức đơn vị này có chức năng kinh doanh vàng trên tài khoản (vàng ảo) hay không?.
Hình minh họa
Hình minh họa
Theo hồ sơ vụ án, ngày 3/11/2009, bà Oanh ký hợp đồng giao dịch vàng với VGB, kèm theo điều kiện ký hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng kiêm bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) để vay tiền, vàng và mở tài khoản lưu ký phục vụ kinh doanh vàng. Sau đó, bà Oanh nộp vào tài khoản 208.900.000 đồng. Hai mươi ngày sau đó, (23/11), bà Oanh kiểm tra tài khoản thì phát hiện mất 104.620.000 đồng, nên khởi kiện yêu cầu VGB bồi thường số tiền bị mất.

Tương tự trường hợp của bà Oanh, bà Diên cũng ký hợp đồng giao dịch vàng với VGB và đã nộp vào tài khoản 160 triệu đồng, không giao dịch nhưng ngày 23/12/2009 thì phát hiện mất 132.467.000 đồng, nên kiện yêu cầu đơn vị này bồi thường.

Tại tòa, đại diện của VGB cho rằng đã cung cấp bản sao kê để chứng minh hai tài khoản này nhiều lần thực hiện việc giao dịch mua bán vàng ảo và bị lỗ số tiền trên; đã thông báo bằng tin nhắn cập nhận số tiền còn lại trong tài khoản cho khách hàng. Nếu phát hiện bị mất tiền khách hàng phải khiếu nại trong vòng 12 giờ, nhưng VGB không nhận được kiếu nại nào. Trong khi đó, đại diện cho bà Oanh khẳng định, những giao dịch mà VGB cung cấp cho tòa không phải do mình thực hiện. Còn bà Diên khẳng định không ủy quyền, không trực tiếp tham gia mua bán vàng trên tài khoản do bà làm chủ nhưng giao dịch vẫn diễn ra và tài khoản vẫn bị mất tiền.

Cả hai nguyên đơn đều cho rằng, căn cứ theo giấy phép kinh doanh thì VGB chỉ có chức năng kinh doanh vàng vật chất, không có chức năng kinh doanh vàng trên tài khoản. Tuy nhiên, vị chủ tọa ngắt: “Nói vào vấn đề đi, những cái này không liên quan!”. Phía nguyên đơn “phản pháo”: Thưa Tòa, có liên quan đến vụ kiện chứ sao lại không, không có chức năng mà vẫn tổ chức kinh doanh vàng trên tài khoản là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực mình kinh doanh... Nhưng HĐXX vẫn tuyên bác yêu cầu của nguyên đơn.

Liên quan đến vấn đề này, khi được hỏi một luật sư cho rằng về nguyên tắc, cơ quan tố tụng phải xét về hình thức của hợp đồng trước khi xem đến nội dung của các giao dịch và vấn đề bồi thường. Bởi theo quy định của pháp luật, nếu không có chức năng mà ký kết hợp đồng thì coi như hợp đồng vô hiệu, đôi bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Đã vô hiệu rồi thì không thể lấy hợp đồng đó làm cơ sở buộc các bên phải tuân theo.

Hợp đồng có vô hiệu hay không và đơn vị cung cấp dịch vụ mở tài khoản phải chịu trách nhiệm như thế nào đối với khách hàng, chúng tôi có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Bách, Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự về vấn đề này:

Thưa ông, theo yêu cầu khởi kiện, nguyên đơn đòi Công ty VGB bồi thường số tiền trong tài khoản bị mất, vậy những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ kiện này là gì?

Quyền lợi nguyên đơn một vụ kiện tại TP HCM bị chối bỏ? ảnh 2
 
- Trong thời gian các sàn vàng được phép hoạt động, các doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ này đã thực hiện việc mở tài khoản cho khách hàng để thực hiện giao dịch. Về nguyên tắc, việc mở, quản lý và sử dụng tài khoản trên sàn giao dịch vàng cũng giống như tài khoản giao dịch tại các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ tài khoản có trách nhiệm quản lý tiền, chứng khoán thậm chí là vàng cho khách hàng và thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng (thông qua các phiếu lệnh).

Như vậy, trách nhiệm quan trọng của bên cung cấp dịch vụ tài khoản là quản lý tài sản cho khách hàng. Nếu để mất tài sản của khách hàng thì phải bồi thường. Do vậy, vấn đề mấu chốt của vụ kiện là số tiền mà 2 nguyên đơn yêu cầu VGB bồi thường có phải mất do lỗi của VGB hay không. Để trả lời câu hỏi này, phải kiểm tra các giao dịch liên quan đến các tài khoản xem có đúng là do khách hàng giao dịch hay không, ai phải chịu trách nhiệm đối với các giao dịch đó.

Để chứng minh người thực hiện giao dịch thì các đương sự phải cung cấp tài liệu nào cho Tòa án, thưa ông?

- Thông thường, khi thực hiện các giao dịch, khách hàng phải lập và ký phiếu lệnh. Phiếu lệnh được lập bằng văn bản, cũng có thể được thực hiện bằng các lệnh điện tử thông qua Internet. Nhưng, các lệnh đó phải đảm bảo tính xác thực là do chính chủ tài khoản thực hiện.

Việc bị đơn VGB cung cấp sao kê để chứng minh số tiền trên bị mất là do chủ tài khoản kinh doanh vàng ảo là chưa đảm bảo tính thuyết phục. Vì, sao kê chỉ là “nhật ký” ghi lại lịch sử tài khoản qua các lần giao dịch nhưng chưa chứng minh tính xác thực của người giao dịch. Câu hỏi phải trả lời là ai thực hiện giao dịch? Chủ tài khoản trực tiếp giao dịch hay nhân viên của Công ty VGB giao dịch? Căn cứ pháp lý của các giao dịch đó có đúng không.. Nếu giao dịch đó được thực hiện bất hợp pháp và không theo ý chí của chủ tài khoản thì VGB sẽ phải bồi thường.

Việc VGB ấn định thời gian khiếu nại 12 giờ cho khách hàng và cho rằng, hết thời hạn trên, khách hàng không khiếu nại là “chấp nhận” số dư tài khoản do VGB thông báo, như vậy có đúng pháp luật hay không?

- Nếu đây là một thỏa thuận giữa chủ tài khoản và VGB thì thỏa thuận này cũng không có hiệu lực khi xảy ra tranh chấp. Nếu là sự áp đặt đơn phương của VGB thì càng không có hiệu lực. Theo quy định của pháp luật, khi quyền lợi bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền khởi kiện trong thời gian là 2 năm. Nếu như việc thông báo về số dư tài khoản của VGB là không đúng mà khách hàng không phản ứng gì trong 12 giờ thì họ vẫn có quyền khởi kiện trong thời gian là 2 năm để yêu cầu bồi thường và việc “im lặng” không có nghĩa là họ thừa nhận số dư tài khoản mà VGB thông báo là đúng. Vì, như đã nói trên, sự biến động của số dư phải được căn cứ vào giao dịch hợp pháp.

 Như ý kiến của một số luật sư, việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ mà VGB không có chức năng kinh doanh thì hợp đồng vô hiệu, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

 - Về nguyên tắc, hợp đồng trái pháp luật là vô hiệu và không phát sinh quyền, nghĩa vụ với các bên.

                                                                                    Xin cảm ơn ông!

Bình Minh (thực hiện)

Trần Phong

Đọc thêm

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
(PLVN) - Các đối tượng nhắm tới người ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, những học sinh bị chúng lợi dụng sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền...

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.