Quỹ nhà văn Lê Lựu trao giải truyện ngắn và ký xuất sắc

BTC trao giải nhì cho các tác giả
BTC trao giải nhì cho các tác giả
(PLO) - Ngày 27/1/2018, cuộc thi viết truyện ngắn và ký do Quỹ Nhà văn Lê Lựu tổ chức đã được trao các tác phẩm đoạt giải, tổng giải thưởng lên tới 210 triệu đồng.

Quỹ Nhà văn Lê Lựu đưa ra thông báo kết quả cuộc thi viết truyện ngắn, ký 2016-2017 hôm 2/12. Cuộc thi có đề tài: "Nông nghiệp, nông thôn; về đời sống và sự nghiệp của các Doanh nhân và Nữ trí thức Thủ đô tiêu biểu", phát động từ năm 2016, đến hết ngày 30/8/2017. 

Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cây bút trên khắp mọi miền Tổ quốc, với tổng cộng 1.200 tác phẩm gửi tới dự thi. Sau một thời gian chấm giải, ban giám khảo chọn ra 12 tác phẩm đạt giải. Lễ trao giải dự kiến tổ chức vào đầu năm 2018.

Cuộc thi không có giải nhất. Có ba tác phẩm đạt giải nhì (trị giá giải thưởng là 30 triệu đồng), thuộc về: Phạm Bích Thủy (truyện ngắn À í a, Đậu phụ), Lê Ngọc Minh (truyện ngắn Bí kíp Number one, Trinh nữ, 0 chuyên), Nguyễn Anh Dũng (truyện ngắn Làm đẹp trong đêm, Trăng bản).

Ba tác giả được giải ba (trị giá giải thưởng 20 triệu đồng), gồm: Nguyễn Thu Hằng (truyện ngắn Ra đồng gặp một người), Vân Thảo (ký Làng tôi xanh bóng tre), Nguyễn Trọng Tân (ký Người nặng lòng với đất). 

Sáu cây bút được giải bốn (trị giá giải thưởng 10 triệu đồng) dành cho: Vương Trọng (ký Xứ dân gầy), Nguyễn Trọng Văn (truyện ngắn Dưới trăng, Mầu ơi, Người mẹ nông), Vũ Đảm (truyện ngắn Cõi người), Nguyễn Trí (truyện ngắn Đa truân, Yên để tĩnh, Heo tai xanh), Đào Thị Mùi (truyện ngắn Rể phố, Cô Gấm, Cụ Cội và con dế hồng), Lương Hiền (ký Thương trường là chiến trường).

Các tác giả nhận giải ba
Các tác giả nhận giải ba

Nhân dịp này, Quỹ nhà văn Lê Lựu tiếp tục phát động “Cuộc thi truyện ngắn, bút ký về đề tài nông nghiệp, nông thôn; về đời sống, sự nghiệp của các Doanh nhân lần thứ 2 khởi động từ ngày 27 tháng 1 năm 2018 và kết thúc vào ngày 30 tháng 10 năm 2020.

Quỹ nhà văn Lê Lựu thành lập đầu năm 2014, hoạt động dưới hình thức quỹ xã hội phi lợi nhuận. Nhà văn Lê Lựu bỏ ra 1 tỷ đồng ban đầu để thành lập quỹ, sau đó quỹ tạo vốn trên cơ sở đóng góp của cá nhân tổ chức. Quỹ hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn học, xã hội, văn hóa doanh nhân.  Vào năm 2014, quỹ nhà văn Lê Lựu đã tổ chức cuộc thi truyện ngắn, ký, với người được giải là nhà văn Phong Điệp. 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.