Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm hai nữ tướng quân đội

Tướng Laura J. Richardson (trái) và Jacqueline D. Van Ovost (phải).
Tướng Laura J. Richardson (trái) và Jacqueline D. Van Ovost (phải).
(PLVN) - Ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quyết định bổ nhiệm 2 tư lệnh quân đội là nữ giới, qua đó tôn vinh những đóng góp và thành tích đáng khâm phục của họ trong sự nghiệp quân ngũ. 

Theo quyết định bổ nhiệm, tướng Không quân Jacqueline Van Ovost, nữ quân nhân duy nhất mang hàm tướng 4 sao (cấp bậc cao nhất trong quân đội Mỹ), sẽ đảm nhận vị trí đứng đầu Bộ Chỉ huy Vận tải quân đội (USTRANSCOM).

Trong khi đó, tướng Lục quân 3 sao Laura Richardson được chọn làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy miền Nam (SOUTHCOM) phụ trách khu vực Trung Mỹ và Mỹ Latinh. Với cương vị mới này, quân hàm của nữ tướng này được nâng lên 4 sao.

Nếu được Thượng viện Mỹ thông qua, bà Van Ovost và bà Richardson sẽ là 2 trong số 3 phụ nữ nắm giữ chức vụ cấp cao trong quân đội Mỹ.

Tổng thống Biden và các tướng Laura J. Richardson và Jacqueline D. Van Ovost.
 Tổng thống Biden và các tướng Laura J. Richardson và Jacqueline D. Van Ovost.

Trước đó, bà Lori Robinson là nữ quân nhân đầu tiên được bổ nhiệm làm người đứng đầu một bộ chỉ huy tại Mỹ. Bà đảm nhiệm cương vị Tư lệnh Bộ Chỉ huy miền Bắc (NORTHCOM) trước khi nghỉ hưu vào năm 2018. 

Trong phát biểu công bố quyết định nói trên, Tổng thống Biden ca ngợi những thành tích ấn tượng trong sự nghiệp của hai nữ quân nhân nói trên. Ông nhấn mạnh trong Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, cần công nhận những đóng góp và thành tích của họ.

Hiện quân đội Mỹ có tổng cộng 11 Bộ Chỉ huy do các tướng 4 sao lãnh đạo.

Đọc thêm

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.